Có thể làm các công việc chuyên ngành luật nào với bằng cử nhân luật?

(có 3 đánh giá)

Cho tôi hỏi với bằng cử nhân luật thì có thể làm các công việc chuyên ngành luật nào? Các công việc nào trong cơ quan nhà nước sẽ cần phải có bằng cử nhân luật? Câu hỏi của Trần Hiếu - Đăk Lăk

Với bằng cử nhân luật thì sinh viên mới ra trường có thể xin làm các công việc chuyên ngành luật gì?

(1) Giảng viên chuyên ngành luật

Một số trường đại học sẽ tuyển dụng một số sinh viên xuất sắc ở lại làm giảng viên cho trường hoặc sinh viên cũng có thể tự ứng tuyến để được làm giảng viên nếu trường có nhu cầu tuyển dụng

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì hiện nay giảng viên được chia thành giảng viên hạng 3, giảng viên hạng 2, giảng viên hạng 1 và trợ giảng.

(2) Trợ lý luật sư.

(3) Pháp chế doanh nghiệp.

Công việc chuyên ngành Luật nào cần có bằng Cử nhân Luật nhưng cần phải thông qua đào tạo?

(4) Công chứng viên:

Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng viên như sau:

Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

(5) Luật sư

Căn cứ Điều 10 Luật luật sư 2006 quy định về tiêu chuẩn đối với luật sự như sau:

Tiêu chuẩn luật sư

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

(6) Trợ giúp viên pháp lý

Căn cứ Điều 19 Luật trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tiêu chuẩn trợ gisp viên pháp lý như sau:

Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

(7) Quản tài viên

Căn cứ Điều 12 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện đối với Quản tài viên như sau:

Điều kiện hành nghề Quản tài viên

1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

a) Luật sư;

b) Kiểm toán viên;

c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

 

Trên đây là một số công việc mà người có bằng cử nhân luật có thể làm nhưng cần phải thông qua đào dạo để đáp ứng tiêu chuẩn hành nghề.

Có thể làm các công việc chuyên ngành luật nào với bằng cử nhân luật?

Có thể làm các công việc chuyên ngành luật nào với bằng cử nhân luật? (Hình từ Internet)

Công việc chuyên ngành luật trong cơ quan nhà nước mà người có bằng cử nhân luật có thể làm gồm những công việc nào?

(8) Thẩm phán

Căn cứ Điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán như sau:

Tiêu chuẩn Thẩm phán

1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.

3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(9) Kiểm sát viên

Căn cứ Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn đối với Kiểm sát viên như sau:

Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên

1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.

3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.

5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(10) Thành viên Ủy ban cạnh tranh Quốc gia

Căn cứ Điều 49 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:

Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.

2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.

3. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này.

(11) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Căn cứ Điều 53 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh như sau:

Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh

1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực.

2. Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.

4. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

(12) Chấp hành viên

Căn cứ Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên

1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

...

(13) Báo cáo viên pháp luật

Căn cứ Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về tiêu chuẩn đối với Báo cáo viên pháp luật như sau:

Báo cáo viên pháp luật

...

2. Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;

b) Có khả năng truyền đạt;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

...

(14) Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam

Căn cứ Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam

...

4. Trại giam được tổ chức như sau:

...

Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.

...

(15) Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học

Căn cứ Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế

1. Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

...

(16) Tư vấn viên pháp luật

Căn cứ Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định tư vấn viên pháp luật như sau:

Tư vấn viên pháp luật

1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

b) Có Bằng cử nhân luật;

c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

...

(17) Kiểm tra viên ngành Kiểm sát

Căn cứ khoản 3 Mục I Phần B Điều 1 Quyết định 73/2005/QĐ-BNV quy định về tiêu chuẩn đối với Kiểm tra viên ngành Kiểm sát như sau:

Banh hành chức danh và mã số các ngạch kiểm tra viên ngành Kiểm sát, gồm:

...

B. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ

I. KIỂM TRA VIÊN CAO CẤP

...

3. Tiêu chuẩn về trình độ

- Là cử nhân Luật trở lên;

- Tốt nghiệp lý luận Chính trị cao cấp;

- Qua đào tạo quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện hành chính Quốc gia;

...

(18) Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại

Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Thừa phát lại như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

(19) Thư ký Tòa án

Theo Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Thư ký Tòa án như sau:

Thư ký Tòa án

1. Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

Thư ký Tòa án có các ngạch:

a) Thư ký viên;

b) Thư ký viên chính;

c) Thư ký viên cao cấp.

Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

...

(20) Công chức làm công tác hộ tịch

Theo Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 quy định về công chức hộ tịch như sau

Công chức làm công tác hộ tịch

...

3. Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

4. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch

(21) Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam

Căn cứ Điều 59 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định như sau:

Bộ phận Pháp chế

...

2. Ban Giải quyết khiếu nại:

a) Ban Giải quyết khiếu nại gồm 05 (năm) Ủy viên, trong đó có 01 (một) Trưởng ban và 01 (một) Phó Trưởng ban. Danh sách Uỷ viên Ban Giải quyết khiếu nại do Ban Chấp hành quyết định. Quy chế tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giải quyết khiếu nại do Ban Chấp hành ban hành, theo quy định của Điều lệ Liên đoàn;

b) Các Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại phải có bằng cử nhân luật;

c) Ban Giải quyết khiếu nại sẽ xem xét các khiếu nại theo Quy chế Ban Giải quyết khiếu nại do Ban Chấp hành ban hành;

d) Các quyết định của Ban Giải quyết khiếu nại là quyết định cuối cùng và có giá trị thực hiện đối với tất cả các bên liên quan.

(có 3 đánh giá)
Thành Nhân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
4.051 
Việc làm mới nhất