Chuyên viên pháp lý là gì? Vai trò của Chuyên viên pháp lý?
Chuyên viên pháp lý là một nhân sự quan trọng trong tổ chức, đóng vai trò giải quyết các vướng mắc pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức đó
Chuyên viên pháp lý là một cầu nối quan trọng trong đối nội
Trong một tổ chức, mỗi bộ phận có một vai trò riêng đảm bảo cho sự vận hành cả bộ máy tổ chức một cách trơn tru, và chuyên viên pháp lý chính được ví như là dầu bôi trơn để bộ máy vận hành mà không có bất kỳ trục trặc nào.
Những phát sinh về pháp lý trong công tác nhân sự như liên quan đến tiền công, tiền lương, làm thêm giờ, các phúc lợi xã hội liên quan tới bảo hiểm, tai nạn lao động… đây là những vấn đề mà bộ phận nhân sự thường xuyên đối mặt. Đương nhiên trách nhiệm giải quyết công việc là của Phòng Nhân sự. Tuy nhiên, với vai trò là một chuyên viên pháp lý, thì người phụ trách việc này cũng phải có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho phòng nhân sự.
Hay như các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu công ty, thủ tục đăng ký đầu tư, kinh doanh, thành lập mới, họp đại hội cổ đông công ty… tất cả những vấn đề này phát sinh trong quá trình mà công ty hoạt động, và nhiệm vụ giải quyết nó thuộc về chuyên viên pháp lý.
Đối với bộ phận kế toán, chuyên viên pháp lý cũng có thể tham mưu liên quan đến các hoạt động thu hồi công nợ…
Chuyên viên pháp lý là gì? Vai trò của Chuyên viên pháp lý? (Hình từ Internet)
Chuyên viên pháp lý là người có tiếng nói trọng lượng trong công ty
Khi công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác, chuyên viên pháp lý là người phải làm việc đầu tiên. Là người phải thẩm định tính đúng đắn, mức độ rủi ro pháp lý… để tham mưu với ban điều hành công ty.
Khi ký một hợp đồng mua vật tư, chuyên viên pháp lý là người làm việc song song với bộ phận thu mua của công ty để đảm bảo rủi ro pháp lý ở mức thấp nhất cho doanh nghiệp.
Khi ký một hợp đồng bán hàng, chuyên viên pháp lý cũng phải làm việc song song với bộ phận kinh doanh để đảm bảo những hợp đồng bán hàng chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro về phía mình.
…
Nói tóm lại, chuyên viên pháp lý là vị trí có thể làm việc liên quan tới rất nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp, chính vì vậy tiếng nói của họ rất có trọng lượng.
Chuyên viên pháp lý là người làm dâu trăm họ, dễ bị ghét, khó được yêu
Như đã nói ở trên, là một chuyên viên pháp lý trong công ty, bạn phải làm việc với nhiều bộ phận, phòng/ban khác trong công ty. Ngoài việc là người có tiếng nói trọng lượng thì ngược lại cũng là người dễ bị… ghét nhất. Lý do đơn giản:
- Rà soát hợp đồng mua vật tư kỹ quá, gây khó khăn cho bộ phận thu mua.
- Rà soát hợp đồng bán hàng kỹ quá, khiến kinh doanh chậm lên đơn, ảnh hưởng doanh số
… và nhiều lý do khác, với đặc điểm công việc của mình, một chuyên viên pháp lý phải đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý, rủi ro ở mức thấp nhất có thể, và điều đó vô tình có thể gây ảnh hưởng tiến độ công việc của những bộ phận khác trong công ty.
-
Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp lý: Những điều cần biết
Cập nhật 2 tháng trước -
Review ngành Luật: Không phải chỉ làm Luật sư
Cập nhật 3 tháng trước -
Legal Executive là gì? Mô tả công việc của Legal Executive
Cập nhật 9 tháng trước -
Tổng quan về Chuyên viên pháp lý và Chuyên viên pháp chế
Cập nhật 31 ngày trước -
Tại sao nói Nhân viên pháp lý là nghề “gác cổng” cho doanh nghiệp?
Cập nhật 2 năm trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước