Chuẩn bị gì với lộ trình học tập cho tân sinh viên Luật?

(có 2 đánh giá)

Cần chuẩn bị gì với lộ trình học tập cho tân sinh viên Luật để ra trường có kết quả tốt nhất? Thùy An (Cần Thơ)

Chuẩn bị gì cho lộ trình học tập cho tân sinh viên Luật?

Chuẩn bị gì cho lộ trình học tập cho tân sinh viên Luật? (Hình từ internet)

Lộ trình học tập cho tân sinh viên Luật

Tùy theo ngành học mà thời gian đào tạo đại học có những sự khác nhau. Ví dụ như đào tạo bác sĩ phải đến 6 năm, thời gian đào tạo một số ngành kỹ thuật là 5 năm. Vậy thời gian đào tạo Luật bao nhiêu năm? Hầu như, các ngành đào tạo đại học ở Việt Nam là 4 năm và trong đó, đào tạo ngành Luật cũng sẽ mất thời gian là 4 năm.

Và 4 năm học này sẽ chia thành lộ trình 4 mốc để sinh viên có thể thực hiện mục tiêu:

Năm nhất, tân sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức xã hội cơ bản và kiến thức nền của ngành Luật thông qua các môn học đại cương như Lý luận nhà nước và pháp luật; Xã hội học, Luật Hiến pháp, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Logic học kết hợp với một kỳ học quân sự.

Năm hai, các bạn sinh viên sẽ được học các luật quan trọng như Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật lao động, Luật hôn nhân gia đình, Pháp Luật về thuế…

Sang năm ba có thể nói là tương đối nặng nề khi các bạn bước vào học các môn học chuyên ngành, tùy theo nhu cầu và nguyện vọng khi đăng ký của bạn mà nhà trường sẽ sắp xếp các môn học chuyên ngành với khối lượng tương ứng như Luật Thương mại, Luật Thương mại quốc tế, Luật tố tụng hình sự – dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Đất đai,…

Năm cuối thông thường là năm học để các bạn hoàn thành các môn học chuyên ngành còn lại hoặc là thời gian để các bạn học cải thiện đối với những môn học có điểm thấp.

Những điều cần chuẩn bị để thực hiện lộ trình học tập cho sinh viên luật

Kiến thức chuyên môn nền tảng là cái cơ bản nhất không thể thiếu. Vì vậy, ngay từ khi bước vào năm nhất đại học, sinh viên luật cần chuẩn bị cho mình những điều kiện cần thiết để đảm bảo một nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc sau này.

Đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ tài liệu, giáo trình phù hợp trong quá trình học và nhớ đọc nó.

Thường các buổi học về lý thuyết trên lớp sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán, nhưng kinh nghiệm cho thấy các bạn nên tham gia đầy đủ vì có những vấn đề thắc mắc sẽ được giảng viên giải đáp và được bổ sung thêm kiến thức ngoài sách vở, giáo trình. Và khi đó, chỉ cần ghi chú lại sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho bạn khi cần đến.

Tất nhiên là chúng ta không thể nhớ hết tất cả kiến thức trong một buổi học nên cần phải học bài khi về nhà nữa nhé.

Với những điều mình không hiểu thì bạn nên mạnh dạn chia sẻ với giảng viên, bạn bè để trao đổi, đảm bảo hiểu đúng vấn đề. Việc nhận ra cái sai của mình cũng là một cách để nhớ kiến thức đó sâu hơn.

Thường xuyên sử dụng Sơ đồ tư duy là một trong những giải pháp hiệu quả để nắm kiến thức một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Ngoài nguồn kiến thức từ giáo trình, bạn cũng cần tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn sách báo, internet để cập nhật kịp thời kiến thức mới, quy định mới. Đọc nhiều tình huống trên các tạp chí chuyên ngành và tự tìm cách xử lý đồng thời tham khảo cách xử lý tình huống của người đi trước, có chuyên môn, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Với sinh viên Luật, việc luyện tập kĩ năng đọc sách nhanh bằng cách bao quát nội dung vấn đề từ bằng những cụm từ cần thiết.

Không những phải nắm chắc, nắm vững kiến thức pháp lý, sinh viên cần phải trau dồi khả năng tư duy logic, tư duy khoa học mới có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.

Đừng để đến phút cuối mới chuẩn bị cho kỳ thi.

Tự tạo môi trường cạnh tranh: Đừng nghĩ mình vào trường chỉ để tốt nghiệp với một tấm bằng, chỉ cần không quá thua kém người khác là chấp nhận được. Nếu chỉ muốn hoà nhập vào đám đông đó, có thể đội ngũ thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm sẽ rất vui lòng chào đón bạn sau khi ra trường.

(có 2 đánh giá)
Theo Dương Châu Thanh
3.768