Chống trộm, bắt trộm sao cho đúng Luật?
Không ít lần các trang báo đưa tin về việc chủ nhà bắt trộm sau đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông qua những tiêu đề ngắn gọn của các trang báo mạng khiến nhiều người hiểu lầm rằng việc bắt trộm dẫn đến gia chủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng thực tế không phải vậy, sở dĩ có những trường hợp như kể trên là bởi trong quá trình bắt trộm, gia chủ có những hành vi vi phạm pháp luật như vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành hạ người khác, cố ý gây thương tích… thì khi đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bắt trộm đúng luật, việc tưởng chừng dễ mà không dễ chút nào. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và có những phương pháp bảo vệ tài sản của mình, bảo vệ sự an toàn của mình một cách đúng luật.
Đầu tiên là phương thức chống trộm
Có một phương thức chống trộm rất nguy hiểm đó là việc quây hàng rào và câu điện vào các hàng rào đó. Không ít những án mạng thương tâm xuất phát từ phương thức chống trộm nguy hiểm này. Bởi lẽ việc câu điện vào hàng rào là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Mọi người tuyệt đối không sử dụng phương thức này, bởi hành vi này có dấu hiệu của tội vô ý làm chết người theo quy định của Bộ luật hình sự.
Thứ hai, về việc truy đuổi, bắt giữ trộm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 BLTTHS 2015 thì trong trường hợp phát hiện tội phạm quả tang gười nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Chính vì vậy, việc phát hiện trộm vào nhà bạn có quyền bắt giữ và hô hoán hàng xóm bắt giữ giúp là việc được pháp luật cho phép. Tuy nhiên khi bắt giữ tội phạm cần lưu ý những vấn đê sau:
Thứ nhất, chỉ được phép bắt tên trộm
Có một thực tế, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc truy đổi và bắt tội phạm thì có quyền thoải mái đánh đập người phạm tội bị bắt quả tang. Thậm chí có những trường hợp làm chết kẻ trộm. Pháp luật trao quyền cho công dân được bắt giữ tội phạm và công dân có quyền sử dụng vũ lực để thực hiện quyền đó. Tuy nhiên việc sử dụng vũ lực mục đích duy nhất cũng chỉ là để khống chế và bắt giữ tên tội phạm đó chứ không được phép sử dụng vũ lực cho mục đích khác. Nếu tên trộm có sử dụng hung khí thì việc sử dụng vũ lực cũng chỉ được phép dùng để tước bỏ hung khí của tên trộm, vấn đề này được quy định tại Khoản 2 Điều 111 của BLTTHS.
Theo quy định của BLHS thì phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Cho nên khi tên trộm đã bị khống chế thì mọi hành vi đánh đập tên trộm là vi phạm pháp luật. Khi đó hành vi đánh đập tên trộm có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích theo quy định của BLHS, tùy vào mức độ thương tổn của tên trộm mà người thực hiện hành vi đánh đập có thể bị truy cứu TNHS với các tội danh và các khung hình phạt khác nhau.
Ngoài ra khi sử dụng vũ lực để bắt trộm cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Việc đả thương tên trộm cần phải tránh những vị trí hiểm yếu có thê gây nguy hiểm tới tính mạng như đầu, gáy, cổ…
- Khi tên trộm đã bỏ chạy thì việc sử dụng vũ lực phải đặc biệt lưu ý, được quyền sử dụng vũ lực để tên trộm không thể bỏ chạy, ví dụ như tấn công vào chân, tay, đùi… Việc tấn công vào những vị trí trọng yếu gây chết người sẽ được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trong quá khứ đã có trường hợp tên trộm bỏ chạy nhưng gia chủ vẫn cố gắng dùng cuốc bổ vào đầu làm cho tên trộm tử vong.
- Tóm lại, mọi người cần phải luôn khắc ghi trong đầu rằng pháp luật cho ta quyền bắt trộm, việc sử dụng vũ lực là để bắt trộm chứ không phải là để đả thương tên trộm hay ác ý hơn là làm tên trộm tử vong.
Thứ hai, sau khi bắt được tên trộm cần áp giải đến cơ quan chức năng gần nhất
Không ít những trường hợp việc bắt giữ tội phạm của người dân kéo theo hành vi vi phạm pháp luật vì người dân tiến hành giam giữ tên trộm. Hành vi này có dấu hiệu của tội Bắt, giữ người trái pháp luật theo quy định của Điều 157 BLHS. Chính vì vậy, mọi người cần phải lưu ý rằng sau khi bắt được tên trộm phải áp giải ngay dến cơ quan công an, VKS hoặc UBND gần nhất để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nếu không có điều kiện để áp giải, phải thông báo ngay cho cơ quan công an, VKS, UBND để có biện pháp xử lý. Tuyệt đối không được giam giữ tên trộm tại nhà dưới bất kỳ hình thức nào.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước