Chó dữ tấn công người phụ nữ đứt dây thần kinh, trách nhiệm thuộc về ai?

Vừa qua trên địa bàn Thành phố Hà nội, xảy ra một vụ chó tấn công người đi đường khiến dư luận đặt ra câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai

Theo đó, trên đường về nhà, vợ chồng chị V.T.H. đi đường, đã cố né con chó nhà hàng xóm. Tuy nhiên vì sợi dây xích chó khá dài, điều đó giúp con chó có thể lao ra và tấn công chị H. Vết cắn sâu trúng vào chân, gia đình chủ chó có tiến hành sơ cứu và đưa đến bệnh viện gần nhất để xử lý.

Vết thương của chị H khá nặng, đứt 01 dây thần kinh gây dị tật ở mu bàn chân không thể khắc phục.

1. Trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ chó?

Khoản 1 Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

 

 

Như vậy có thể có nhiều trường hợp xảy ra.

- Chủ của con chó gây ra vết thương cho chị H phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự.

- Nếu như người chủ thực hiện mọi biện pháp an toàn, nhưng có người khác có tác động (ví dụ như tháo rọ mõm) khiến cho con chó có điều kiện tấn công chị H thì người có tác động đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Nếu như con chó bị người khác chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm giữ đó phải chịu trách nhiệm bồi thường chứ không phải là chủ thật sự. Tuy nhiên trong trường hợp này, người chủ chó có lỗi khiến cho con chó bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chủ cũng phải liên đới trách nhiệm bồi thường.

hinh anh nan nhan bi cho can

Hình ảnh vết thương

2. Có xử lý hình sự được không?

Thực tế trong trường hợp này, việc con chó tấn công chị H là sự việc ngoài mong muốn của chủ chó. Tuy nhiên vì gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác cho nên chủ sở hữu chó có thể bị xử lý hình sự, tùy theo mức độ thiệt hại của nạn nhân:

- Tội vô ý ây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

Nếu súc vật gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, và nếu mức độ tổn thương cao hơn sẽ có tình tiết định khung tăng nặng tương ứng theo quy định của Điều 138 Bộ luật hình sự

- Nếu súc vật làm chết người: Thì xử lý tội vô ý làm chết người theo quy định của Điều 128 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, trong những trường hợp có căn cứ để xác định việc chó tấn công người là chủ đích của chủ chó, người chiếm hữu chó, thì tùy thuộc vào động cơ, vào hậu quả vào thực tế sự việc thì có thể xử lý với các tội danh:

- Cố ý gây thương tích;

- Tội giết người.

 

Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.546 
Việc làm mới nhất