Chi phí tống đạt án của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự là bao nhiêu?

(có 1 đánh giá)

Chi phí tống đạt án của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự là bao nhiêu? Thời điểm thanh toán chi phí tống đạt được quy định thế nào? Nội dung hợp đồng dịch vụ tống đạt được quy định ra sao?

 

Chi phí tống đạt án của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự là bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 62 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự

...

2. Khung mức chi phí tống đạt được quy định như sau:

a) Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

...

Theo đó, mức chi phí tống đạt của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc, trừ trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Chi phí tống đạt án của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự là bao nhiêu?

Chi phí tống đạt án của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Việc thanh toán chi phí tống đạt của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự được thực hiện theo tháng hay quý?

Theo khoản 3 Điều 62 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì việc thanh toán chi phí tống đạt được thực hiện hàng tháng:

- Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm lập và giao hóa đơn dịch vụ cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hóa đơn, chứng từ hợp lệ, các cơ quan trên có trách nhiệm hoàn tất thủ tục, hồ sơ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để kiểm soát thanh toán chi phí tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại;

- Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật đương sự phải chịu chi phí thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thu và chuyển số tiền đó cho Văn phòng Thừa phát lại. Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước chịu thi Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự chuyển cho Văn phòng Thừa phát lại;

- Trong trường hợp chưa thu được tiền của đương sự tại thời điểm thanh toán theo quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan thi hành án dân sự tạm ứng trước kinh phí để thanh toán cho Văn phòng Thừa phát lại từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm đôn đốc thu hồi khoản tiền tống đạt mà đương sự phải nộp để hoàn trả cho ngân sách nhà nước.

- Trong trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự, nếu vụ việc được ủy thác thì cơ quan thi hành án dân sự đã chuyển giao giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho Thừa phát lại tống đạt phải thanh toán chi phí tống đạt đã thực hiện.

+ Trường hợp đương sự phải chịu chi phí tống đạt nhưng chưa thu được thì cơ quan thi hành án dân sự ủy thác phải có văn bản đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác thu hồi chi phí tống đạt của đương sự;

- Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán chi phí tống đạt theo quy định của pháp luật.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ tống đạt của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự bao gồm những gì?

Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự được quy định tại Điều 33 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự

...

4. Nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ tống đạt bao gồm: Loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cần tống đạt; thời gian thực hiện hợp đồng; thủ tục tống đạt; quyền, nghĩa vụ của các bên; chi phí tống đạt.

Sau khi ký kết, hợp đồng dịch vụ tống đạt được gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự mở tài khoản để kiểm soát việc thanh toán chi phí tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại.

5. Mỗi Tòa án, mỗi Viện kiểm sát nhân dân, mỗi cơ quan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với một hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

Như vậy, hợp đồng dịch vụ tống đạt của Tòa, Viện kiểm sát, thi hành án dân sự bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cần tống đạt;

- Thời gian thực hiện hợp đồng;

- Thủ tục tống đạt;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Chi phí tống đạt.

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.194