Chánh văn phòng là ai và thực hiện nhiệm vụ gì? Tiêu chuẩn về chức danh của Chánh văn phòng được quy định ra sao?

(có 2 đánh giá)

Tôi có thắc mắc là Chánh văn phòng là chức danh gì và có những nhiệm vụ nào? Để trở thành Chánh văn phòng thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn chức danh gì và ai là người giúp việc cho Chánh văn phòng? Câu hỏi của anh Nam (Hà Nội).

Chánh văn phòng là ai và thực hiện nhiệm vụ gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định về Chánh văn phòng như sau:

Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chánh Văn phòng

1. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;

b) Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;

c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;

d) Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;

đ) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;

e) Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.

...

Theo đó, Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng.

Cũng theo quy định này thì Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;

- Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;

- Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;

- Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;

- Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;

- Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.

Chánh văn phòng là ai và thực hiện nhiệm vụ gì?

Chánh văn phòng là ai và thực hiện nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Để trở thành Chánh văn phòng thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào về chức danh?

Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BTP năm 2021 và Điều 2 Thông tư 18/2018/TT-BTP) quy định về tiêu chuẩn chức danh Chánh văn phòng như sau:

Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chánh Văn phòng

...

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;

b) Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

c) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;

Đối chiếu với quy định này thì Chánh văn phòng cần đáp ứng các tiêu chuẩn về chức danh cụ thể như sau:

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

- Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.

Giúp việc cho Chánh văn phòng là ai và thực hiện các công việc gì?

Tại Điều 8 Thông tư 02/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BTP năm 2021) quy định như sau:

Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Chánh Văn phòng

1. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Phó Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng;

b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

c) Tham mưu, đề xuất với Chánh Văn phòng các biện pháp, giải pháp trong tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Có trình độ cử nhân luật trở lên hoặc cử nhân, sau đại học chuyên ngành phù hợp với công tác văn phòng;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Đối chiếu với quy định này thì giúp việc cho Chánh văn phòng là Phó Chánh văn phòng. Theo đó, Phó Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng;

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

- Tham mưu, đề xuất với Chánh Văn phòng các biện pháp, giải pháp trong tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng.

 

 

(có 2 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
4.608 
Việc làm mới nhất