Cấp thẻ BHYT cho người đang hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin theo CCCD được hướng dẫn thế nào?
Việc cấp thẻ BHYT cho người đang hưởng BHXH hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin theo CCCD được hướng dẫn như thế nào? Câu hỏi của anh T.H (Cần Thơ).
- Cấp thẻ BHYT cho người đang hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin theo CCCD được hướng dẫn thế nào?
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp hằng tháng khi nào?
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng BHXH ở nơi cư trú mới thì cần làm gì?
Cấp thẻ BHYT cho người đang hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin theo CCCD được hướng dẫn thế nào?
Căn cứ theo Công văn 2754/BHXH-CSXH năm 2023 hướng dẫn cấp thẻ BHYT đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin nhân thân theo CCCD như sau:
- Căn cứ Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014; điểm 6 Mục I Phần A Nghị quyết 125/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ; Mục 2, Phần II Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030;
Để đảm bảo thông tin của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng (sau đây gọi chung là người đang hưởng BHXH hằng tháng) do cơ quan BHXH quản lý được xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNeID), trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức...
Căn cứ nhu cầu thực tiễn của người dân trong việc sử dụng thẻ CCCD vào các giao dịch thủ tục hành chính theo quy định, để thống nhất quản lý người hưởng các chế độ BHXH đảm bảo chặt chẽ, khớp đúng với dữ liệu dân cư quốc gia, thuận tiện trong việc nhận chế độ BHXH hằng tháng qua các tổ chức dịch vụ chi trả, xác nhận hưởng chế độ BHXH… của người hưởng, BHXH Việt Nam đang nghiên cứu, xây dựng quy trình hướng dẫn đồng bộ dữ liệu quản lý người hưởng, cập nhật thông tin nhân thân trên cơ sở dữ liệu quản lý người hưởng BHXH hằng tháng đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng nhưng thông tin ghi trong hồ sơ hưởng BHXH hằng tháng không thống nhất với thông tin trong CCCD.
Các thông tin đã được cập nhật thống nhất theo CCCD không dùng làm căn cứ để điều chỉnh lại các chế độ BHXH đã được giải quyết.
Trong thời gian xây dựng văn bản hướng dẫn chung về nội dung nêu trên, để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh của người lao động, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh thông tin nhân thân đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng do cơ quan BHXH quản lý để đi khám bệnh, chữa bệnh căn cứ trên CCCD theo quy trình quy định tại Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 và Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của BHXH Việt Nam.
Căn cứ đề nghị của cá nhân về việc điều chỉnh thông tin họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính trên thẻ BHYT do có sự khác biệt về thông tin cá nhân tại CCCD mới được cấp và thông tin quản lý người hưởng của cơ quan BHXH:
- Cán bộ Tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp hồ sơ ghi rõ thông tin đề nghị điều chỉnh vào mục 18 của Mẫu tờ khai TK01-TS, cập nhật hồ sơ vào phần mềm TNHS sau đó chuyển phòng/bộ phận Thu - Sổ, thẻ;
- Cán bộ giải quyết TTHC tại phòng/bộ phận Thu - Sổ, thẻ phải thực hiện kiểm tra thông tin trên CCCD với thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu hộ gia đình của ngành BHXH trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Cấp thẻ BHYT cho người đang hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin theo CCCD được hướng dẫn thế nào? (Hình từ Internet)
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp hằng tháng khi nào?
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm hhxã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.”
Theo đó, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xuất cảnh trái phép;
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
- Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng BHXH ở nơi cư trú mới thì cần làm gì?
Theo quy định tại Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Theo quy định trên, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tags:
bảo hiểm xã hội thẻ BHYT trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng hưởng lương hưu cơ quan bảo hiểm xã hội-
Tái diễn lừa đảo “tôi là nhân viên bảo hiểm xã hội”, tinh vi hơn
Cập nhật 3 tháng trước -
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 5 tháng trước -
Mức đóng bảo hiểm khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 01/7/2024?
Cập nhật 6 tháng trước -
Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Cập nhật 8 tháng trước -
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần online được thực hiện thế nào?
Cập nhật 8 tháng trước -
KPI là gì? Doanh nghiệp có được trừ lương người lao động khi không đạt KPI không?
Cập nhật 10 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước