Cách trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhảy việc
Đây chắc hẳn là câu hỏi chạy trời không khỏi nắng nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc tại một công ty khác trước đó tuy nhiên câu hỏi này sẽ khiến bạn khá bối rối vì có nhiều lý do nghỉ việc không tiện nói ra. Nếu còn lo ngại hãy tham khảo một số cách trả lời bên dưới nhé.
Bạn không tìm được tiếng nói chung giữa cấp trên và đồng nghiệp
Rõ ràng, mâu thuẫn với cấp trên đồng nghiệp là một cơn ác mộng của những người đang đi làm. Điều này sẽ mệt mỏi vô cùng và cảm giác mỗi sáng thức dậy đều phải đấu tranh tự mình trả lời câu hỏi: “Có nên tiếp tục làm việc tại đây nữa hay không”. Tôi tin là bạn phải đấu tranh tinh thần dữ lắm mới quyết định nghỉ tại đây. Tuy nhiên bạn cũng không nên tiết lộ điều này với nhà tuyển dụng vì bạn sẽ bị đánh giá là người không tôn trọng công việc cũ hay công ty cũ. Đây có lẽ là cách trả lời thông minh nhất bạn nên nói lúc này.
“Tôi nhận thấy sự lãnh đạo của cấp trên đi theo một hướng khác, mà tôi thì lại thích làm việc trong một môi trường cộng tác cùng phát triển hơn. Tuy vậy tôi vẫn thích môi trường cũng như định hướng ở công ty cũ, thật là một quyết định khó khăn để ra đi nhưng tôi tin đây là một quyết định đúng.”
Bạn muốn nâng lương
Ai mà không muốn mình được trả lương cao. Đó là một nhu cầu chính đáng nhưng đó không phải là lý do bạn nên nói khi NTD hỏi câu hỏi vì sao nhảy việc. Hãy trả lời theo hướng phát triển sự nghiệp cụ thể như sau:
“Ở công ty cũ tôi đã được phát triển kỹ năng rất tốt. Tuy nhiên tôi muốn phát huy kỹ năng nhiều hơn và cần một công ty khác nơi có thể đánh giá cao khả năng của mình và cho phép tôi được phát huy sử dụng chúng đầy đủ nhất.”
Muốn thay đổi định hướng trong tương lai
Hãy tập trung kể về những giá trị bạn muốn tạo ra trong tương lai. Bạn hoàn toàn có thể nêu ra một tình huống thực tế tại công ty và những gì bạn có thể mang lại cho công ty.
Một gợi ý dành cho bạn chính là tìm cách để nói về những gì bạn thích về vị trí hiện tại và việc chuyển giao những kỹ năng và kinh nghiệm đã học được tại công ty cũ vào vị trí mới. Xác nhận những gì bạn có thể mang đến cho công ty của họ từ các nghiên cứu mà bạn đã làm và tối ưu hóa lợi ích từ các trải nghiệm của bạn trước đó có thể tác động hiệu quả đến quyết định sử dụng lao động dài hạn của nhà tuyển dụng.
Bạn muốn thăng tiến – thăng chức trong công việc
Đây có lẽ là lý do mạo hiểm nhất khi muốn nhảy việc. Cho dù lý do của bạn là gì, hãy thêm một vài điểm tích cực vào câu trả lời.
Tôi sẵn sàng cho thử thách tiếp theo trong sự nghiệp của mình. Tôi yêu những đồng nghiệp và các dự án mình đã từng làm, nhưng tôi nhận ra tôi chưa được thử thách như cách mà tôi muốn, thay vì cứ mãi trong vùng an toàn, tôi quyết định ứng tuyển vào một vị trí mà tôi có thể phát triển thêm.”
Bạn đã quá chán công việc cũ
Thay vì kể lể công việc không tốt, không phát triển, bạn có thể chỉ ra một vài điểm đưa bạn đến vị trí đang tuyển này, tại sao công việc hiện tại không thích hợp và bạn mong muốn gì cho công việc mới. Và điều bạn cần làm là làm cho câu trả lời trở nên nhẹ nhàng hơn:
“Tôi đã từng rất hứng khởi khi bắt đầu công việc nhân viên kinh doanh và mong muốn phát triển sự nghiệp lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Càng gắn bó lâu với công việc telesales, tôi thấy tôi cần phát triển kỹ năng đàm phán hơn để phát triển lâu dài lên vị trí mà tôi mong muốn. Thế nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội ở công ty hiện tại. Do đó tôi muốn tìm một công việc mới thử thách hơn và cho tôi nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng đàm phán và những kỹ năng khác.”
Bạn có nhận ra tất cả những câu trả lời trên này đều đề cập đến những điều tốt đẹp, tích cực về công việc trước đó của bạn? Việc kể lể những điều tiêu cực ở công ty cũ không giúp ích gì cho bạn trong các cuộc phỏng vấn, hãy luôn tích cực và hướng về tương lai. Đó là cách mà ứng viên thông minh ghi điểm với nhà tuyển dụng.
-
Bị sa thải trái pháp luật thì người lao động có thể tố giác đến Cơ quan công an hay không? Trường hợp nào được xem là sa thải trái pháp luật?
Cập nhật 2 năm trước -
Người lao động cần làm gì nếu muốn nhảy việc trước Tết? Nếu người lao động nghỉ việc mà không đúng quy định thì sẽ có hậu quả gì?
Cập nhật 2 năm trước -
Kinh nghiệm “phòng thân” khi nhảy việc
Cập nhật 2 năm trước -
05 Vấn đề pháp lý cần lưu ý khi nhảy việc sau tết
Cập nhật 2 năm trước -
Có nên chuyển việc trong bối cảnh dịch bệnh?
Cập nhật 3 năm trước -
Những kinh nghiệm xương máu trước khi quyết định nhảy việc
Cập nhật 3 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước