Các lợi ích đối với sinh viên Luật khi tham gia cuộc thi Moot
Cho tôi hỏi khi tham gia cuộc thi Moot, sinh viên Luật sẽ nhận được lợi ích gì về cả kiến thức lẫn kỹ năng? - Quỳnh Hương (Cần Thơ)
1. Cuộc thi Moot là gì?
Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về Moot, chúng ta hãy cùng tìm hiểu MOOT COURT LÀ GÌ?
Thuật ngữ “Phiên tòa giả định” (“moot court” hay “mooting”) được bắt nguồn từ thuật ngữ “moot” hay “emoot” trong tiếng Anh cổ có nghĩa là cuộc họp của những người hiểu biết của địa phương để thảo luận về các vấn đề quan trọng của địa phương.
Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến tại các trường luật trên thế giới như một hình thức hoạt động nghiên cứu và thực hành pháp lý của sinh viên các trường luật, trong đó các sinh viên đóng vai luật sư của các bên trong một vụ việc giả định, tranh luận về nội dung của vụ việc đó trước các thẩm phán của tòa giả định.
Có thể nói phiên tòa giả định là hình thức tuyên truyền pháp luật có tính thực tế cao, có sự phối hợp, liên kết giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Phiên tòa giả định là sự thể hiện rõ nét đặc trưng, truyền thống gắn lý thuyết với thực tiễn.
Phiên tòa giả định diễn ra với nhiều yếu tố bất ngờ và thú vị; sinh viên với vai trò là người học và thể hiện “tròn vai” là những thành viên Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, đại diện Luật sư…, cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, lắng nghe ý kiến của bên nguyên đơn và bên bị đơn để đưa ra phán quyết chính xác và công tâm nhất.
Phiên tòa giả định bao gồm các bài tập tình huống, các bản án đã được các tòa án xét xử được giảng viên Luật tập hợp và biên soạn lại làm tư liệu học cho sinh viên Luật.
Trên cơ sở nội dung vụ án, sinh viên Luật đảm nhận các vai trò trong phiên tòa phải tự thực hiện các nhiệm vụ của mình như: Kiểm sát viên phải viết cáo trạng hoặc bản luận tội, Luật sư viết bài bào chữa, Thẩm phán hay Chủ tọa phiên tòa viết bản án… dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giảng viên Luật.
Ngoài ra, các thủ tục khác như thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục xét hỏi, thủ tục tranh luận cũng đều được sinh viên Luật thực hiện thuần thục như một phiên tòa thật sự, từ trang phục, mô hình phòng xử án và các bước, các thủ tục tiến hành tố tụng tại phiên tòa được tái hiện đầy đủ.
Nội dung của phiên tòa giả định thường đề cập đến một số vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, như trộm cắp, giết người, tàng trữ trái phép chất ma túy...
Từ những trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard Law School, King’s College London, Columbia University, Berlin University,… cho đến những trường đại học nổi tiếng trong khu vực: Hong Kong University, National University of Singapore, Malay National University,… đều có các cuộc thi phiên tòa giả định về các lĩnh vực luật thương mại quốc tế, luật hình sự quốc tế, luật môi trường, luật nhân đạo quốc tế, nhân quyền,… nhận được sự ủng hộ đông đảo của cộng đồng sinh viên quốc tế.
Các lợi ích đối với sinh viên Luật khi tham gia cuộc thi Moot (Hình từ Internet)
2. Các lợi ích đối với sinh viên Luật khi tham gia cuộc thi Moot
Các lợi ích mà sinh viên Luật nhận được khi tham gia cuộc thi Moot có thể kể đến như sau:
Tại phiên tòa giả định, sinh viên không phải chỉ hiểu và trình bày các quy định pháp luật, nguyên tắc và học thuyết pháp lý, mà còn phải biết cách diễn giải và thuyết phục thẩm phán về các lập luận của mình.
Qua hình thức phiên tòa giả định, sinh viên đã được bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực pháp luật liên quan, đồng thời hình thành nhiều kỹ năng mềm quan trọng, nhờ đó mà trong vòng ba thập niên trở lại đây, hình thức giảng dạy luật thông qua phiên tòa giả định đã được áp dụng phổ biến tại rất nhiều trường đại học trên khắp thế giới.
Với tình huống giả định sát với thực tế, nội dung thể hiện sinh động phù hợp với giới trẻ, phiên tòa giả định giúp sinh viên Luật hiểu biết hơn về luật pháp, ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức được những hành động của mình để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Đặc biệt, việc áp dụng phương pháp dạy học phiên tòa giả định sẽ nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên Luật, cung cấp cho sinh viên Luật những kiến thức giữa lý thuyết và thực tế, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy Luật ở Trường Đại học Duy Tân.
Phiên tòa giả định không chỉ giúp sinh viên Luật tiếp thu kiến thức và trải nghiệm thực tế một cách trực quan, sinh động nhất. Song song đó, sinh viên Luật còn biết thêm diễn biến một phiên tòa xét xử từ khi chuẩn bị khai mạc phiên tòa đến khi tuyên án, được rèn kỹ năng hùng biện và tranh tụng, kỹ năng điều hành phiên tòa, kỹ năng hành nghề luật sư, kỹ năng xét hỏi…
Vì vậy, các phiên tòa giả định thường xuyên được tổ chức giúp sinh viên ngành Luật hiểu được quy trình xét xử thực tiễn, hiểu được một phiên tòa thực tế diễn ra như thế nào, hiểu hơn về bài học, tiếp cận thực tế, có thêm kinh nghiệm trước khi bước đến Toà án chính thức.
Ngoài ra, khách mời là những Luật sư, chuyên gia ngành Luật có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và thực tiễn cũng sẽ đưa ra những lời khuyên, động viên, những lời nhận xét hữu ích cho các bạn sinh viên Luật.
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 3 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 1 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 10 tháng trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước