4 Công việc thường xuyên của Trợ lý Luật sư
Trợ lý Luật sư là một vị trí quan trọng trong các tổ chức hành nghề Luật sư. Là người đóng vai trò giúp việc chính cho Luật sư, giúp Luật sư hoàn thành trách nhiệm của mình với khách hàng. Với trị trí Trợ lý Luật sư, những công việc chính cần phải làm, và làm một cách thường xuyên bao gồm...
1. Trợ lý Luật sư là người thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới
Trợ lý luật sư làm gì? (Ảnh minh họa - Nguồn: INTERNET)
Công việc đầu tiên và cơ bản nhất của trợ lý luật sư là cập nhật những văn bản pháp luật mới ban hành. Thông thường, định kỳ mỗi tháng một lần, các văn phòng luật công ty luật thường xuất bản những bản tin pháp lý hàng tháng, cung cấp những thông tin pháp luật mới nhất cho khách hàng và khách hàng tiềm năng. Trợ lý luật sư có trách nhiệm thu thập, tổng hợp các văn bản của các bộ, ban ngành để luật sư xem và quyết định sẽ đưa những thông tin nào vào bản tin pháp lý của văn phòng, cung cấp những thông tin nào cho khách hàng nào.
- Đức tính: Cẩn thận, tỉ mỉ
- Kỹ năng: Sử dụng tốt máy tính, các công cụ tìm kiếm, tổng hợp tài liệu, ngoại ngữ đối với các tài liệu nước ngoài
2. Là người chịu trách nhiệm chuyển phát, thu nhận các văn bản, giấy tờ liên quan tới vụ việc của Luật sư đang nhận giải quyết
Luật sư là những người vô cùng bận rộn, vì vậy thời gian của luật sư cần được sử dụng hợp lý và không bị lãng phí. Phương pháp tính phí tư vấn trả cho luật sư thông thường được tính theo giờ, do đó họ cần phải luôn ở tư thế sẵn sàng, chuẩn bị tốt về kiến thức để tư vấn ngay khi có yêu cầu từ phía khách hàng. Vì vậy, với trách nhiệm giảm tải công việc cho luật sư, trợ lý luật sư thường được giao nhiệm vụ tống đạt giấy tờ đến khách hàng và các cơ quan, đơn vị liên quan. Ở những công ty lớn, họ thuê dịch vụ của các công ty chuyển phát. Tuy nhiên, ở những văn phòng nhỏ, luật sư thường giao cho trợ lý luật sư thực hiện công việc này.
- Đức tính: Năng động, linh hoạt, tận tâm với công việc
- Kỹ năng: Có sức khỏe, tư duy logic tốt, kỹ năng quan sát, thiết lập kế hoạch, trí nhớ tốt, thông thuộc đường xá
3. Trợ lý phải tóm tắt, lên phương án giải quyết vụ án, vụ việc
Là người có trách nhiệm giúp việc chính cho Luật sư trong hãng Luật. Thực tế cho thấy, một Trợ lý giỏi là một người phải biết giải quyết tất cả các công việc mang tính chất sơ bộ, sau đó mới gửi lên và đợi ý kiến quyết định cuối cùng của Luật sư. Với vụ án hình sự, người trợ lý phải làm việc với khách hàng cùng Luật sư, phải tìm hiểu vụ án chi tiết, nghiên cứu hồ sơ bút lục mộ cách cẩn thận tỉ mỉ. Từ đó lên phương án bào chữa, bảo vệ cho thân chủ của mình. Sau đó viết luận cứ bào chữa, bảo vệ... sau đó trình lên Luật sư cùng thảo luận và chốt phương án cuối cùng... tùy vào tính chất sự việc, vụ án, người trợ lý thường phải là người giải quyết hết những bước xử ly ban đầu.
- Đức tính: Cẩn thận, tỉ mỉ
- Kỹ năng: Tư duy lập luận, phản biện.
4. Nghiên cứu văn bản pháp luật:
Nghiên cứu văn bản luật (Ảnh minh họa - Nguồn: INTERNET)
Công việc cơ bản và là xương sống của nghề luật là nghiên cứu và phân tích văn bản pháp luật. Luật sư thông thường sẽ yêu cầu trợ lý nghiên cứu trước một vài vấn đề pháp luật sau đó sẽ họp bàn thảo luận và nghe ý kiến của họ. Đây cũng là công việc quan trọng để đánh giá tư duy, khả năng và định hướng phát triển cho các trợ lý luật sư sau này.
- Đức tính: Cẩn trọng, tư duy pháp lý
- Kỹ năng: Nghiên cứu, phân tích
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước