04 Dấu hiệu nhận biết có thể bạn đang gặp phải tuyển dụng lừa đảo
Thực trạng lừa đảo tuyển dụng trong cộng đồng sinh viên hiện nay ngày càng nhiều với hàng loạt thủ đoạn rất tinh vi. Có không ít báo đài cũng như các trang thông tin chính thống đăng tải cảnh báo tuy nhiên số lượng các bạn sinh viên “mắc bẫy” vẫn còn nhiều vì nhẹ dạ cả tin. Bài viết này sẽ phần nào giúp mọi người hình dung những dấu hiệu nhận biết rằng bạn có thể đang là con mồi béo cho những “nhà tuyển dụng ảo” này để kịp thời tránh xa khỏi “tiền mất tật mang.”
-
Thông tin tuyển dụng không rõ ràng, quá mập mờ
Một thông tin đăng tải tuyển dụng cần đáp ứng đủ các nội dung như: Mô tả công việc; Yêu cầu công việc; Cách thức ứng tuyển; Phúc lợi; Cách thức liên lạc.
Nếu bắt gặp một đoạn tin đăng tải tuyển dụng tìm việc thiếu một trong các nội dung sau hoặc mô tả công việc không rõ ràng, không có yêu cầu công việc cụ thể. Một đoạn tin với cùng nội dung đăng rất nhiều trang tuyển dụng thì cần phải xem lại tính chính thống của đoạn tin tuyển dụng này.
-
Cam kết không yêu cầu kinh nghiệm, tiền lương ngất ngưởng, lộ trình thăng tiến nhanh chóng
Đây chính là mồi nhử mà các nhà tuyển dụng ảo dùng để chiêu dụ ứng viên. Chúng ta có quyền hưởng lương cao với sức lao động bản thân bỏ ra. Tuy nhiên hãy thử nghĩ lại rằng một tổ chức có nhu cầu tuyển dụng vị trí quan trọng, tiền lương cao thì ít ra mô tả công việc phải rõ ràng, yêu cầu người có kinh nghiệm. Doanh nghiệp mời bạn về để phát triển công ty chứ không có nghĩa vụ vừa cho bạn hưởng lương cao vừa “cầm tay chỉ việc” đó là điều phi lý vô cùng.
-
Phải nộp một khoản chi phí vô lý
Đây được xem là mấu chốt để xác định bạn có thật sự đang bị lừa hay không. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước khi tuyển dụng đều không thu bất kì một khoản phụ phí nào của ứng viên. Có nhiều công ty thu phí đặt cọc đồng phục có thể trừ trực tiếp vào tháng lương đầu tiên hoặc khi đã đậu phỏng vấn có ký hợp đồng giấy trắng mực đen rõ ràng.
Còn đối với những kẻ lừa đảo sau quá trình phỏng vấn sẽ tìm đủ mọi cách yêu cầu bạn đóng một khoản tiền tùy vào từng nhà lừa đảo khác nhau mà các khoản tiền được gọi tênđa dạng như: phí thế chân, phí đảm bảo, phí để được đào tạo phương pháp bán hàng, tiền đảm bảo bạn nhận công việc, tiền để mua đồ bảo hộ trong quá trình làm việc,… và dĩ nhiên để cho ứng viên tự nguyện móc túi dâng tiền thì sẽ có vài câu mấu chốt như: “ Nếu không đóng tiền liền cơ hội làm việc sẽ dành cho bạn khác,…”
Sau khi thu được khoản tiền này rồi họ sẽ dùng mọi cách để bạn không đủ điều kiện vào làm việc và lúc đó bạn nhận ra bản thân đã bị lừa.
-
Nơi phỏng vấn có vấn đề
Hãy quan sát kỹ địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn. Một công ty, doanh nghiệp thường sẽ phỏng vấn ứng viên ở chính trụ sở làm việc của họ. Nếu bạn đến một địa điểm phỏng vấn không có biển hiệu công ty hoặc không thấy có dấu hiệu đây là trụ sở của một công ty đang vận hành hoạt động thì cũng phải xem xét lại. Hoặc các buổi phỏng vấn lừa đảo vẫn có thể diễn ra trong một quán café nào đó. Rõ ràng đây là một tín hiệu mập mờ đủ để xác định được nơi bạn đang đi phỏng vấn chỉ là một nhà tuyển dụng ảo.
Hiện nay công nghệ thông tin đang rất phát triển kéo theo đó là hàng loạt tin thật giả lẫn lộn làm ta khó lòng phân biệt được. Tuy nhiên trước khi xin việc bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các công ty tuyển dụng để tránh mắc bẫy những chiêu trò lừa đảo mà chúng đặt ra.
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 3 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 1 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 10 tháng trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước