03 sai lầm của người trẻ khi quyết định nhảy việc
Với những nhân sự trẻ sau khi ra trường từ 1 – 3 năm, thường có tâm lý sẽ tìm cho mình một bến đỗ công việc mới với mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn, điều kiện phát triển tốt hơn. Sở dĩ xuất hiện tâm lý này là vì phần lớn bạn trẻ cho rằng trong 03 năm đi làm của mình, các bạn đã tích lũy đủ kiến thức về ngành nghề mình theo đuổi, đã có đủ những hiểu biết về ngành nghề và tự tin có thể vươn ra biển lớn. Nhưng thực tế không đơn giản như những bức tranh mà chúng ta tự vẽ ra, thực tế thị trường lao động khắc nghiệt hơn nhiều.
“Mình có 2 – 3 năm kinh nghiệm, chắc chắc sẽ có lương cao hơn”
Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm. Khi tuyển dụng một vị trí mới, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm chính là kỹ năng bạn là gì, kỹ năng của bạn có giúp ích được cho vị trí công việc của công ty họ hay không, giúp ích như thế nào, hiệu quả ra sao… Chứ nhà tuyển dụng hoàn toàn không quan tâm rằng bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm.
Kinh nghiệm thực tế không phải là những thứ bạn đã trải nghiệm, mà nó là những kiến thức, kỹ năng bạn tích lũy được từ những trải nghiệm đó. Chính vì vậy, trước khi nhảy việc bạn phải xem mình có kỹ năng gì, trong những năm làm việc những kỹ năng của bạn tích lũy ra sao, đủ sức để vươn ra những môi trường khác hay không? Đủ sức để có một mức lương cao hơn hay không?
Làm việc ở công ty lớn sẽ có nhiều cơ hội hơn
Nhiều người trẻ sau khi ra trường chọn những công ty có quy mô nhỏ để làm việc vì mọi thứ ở công ty nhỏ có vẻ “vừa sức” với năng lực của bản thân, yêu cầu vừa sức, cường độ công việc vừa sức và mức lương cũng vừa sức. Sau vài năm đi làm, cũng với tâm lý thấy “đủ”, những người trẻ sẽ có xu hướng muốn tìm đến những công ty lớn, những doanh nghiệp nổi tiếng với tâm lý cho rằng làm ở những công ty lớn, doanh thu lớn, lợi nhuận lớn thì mức lương sẽ cao hơn.
Suy nghĩ như trên là không sai, nhưng nó không hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ở bất kì vị trí công việc nào, việc trả lương ra sao sẽ tỉ lệ thuận với yêu cầu công việc của vị trí đó. Việc bạn làm ở công ty nào không quyết định được mức lương của bạn mà thứ quyết định mức lương của bạn chính là “bạn làm ra được những gì”.
“Mình học ngành abc… thì phải làm xyz…”
Nhiều bạn trẻ vì tính cách có phần năng động thái quá, cộng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ nên dẫn đến một số hiện tượng như đánh giá không đúng vị trí của bản thân, ảo tưởng về năng lực, không hiểu thị trường lao động… Nên có những suy nghĩ hơi lệch về năng lực bản thân và khả năng thích ứng với thị trường lao động.
Những suy nghĩ như “Tôi học luật, tôi phải làm chuyên viên pháp lý” “Tôi học quản trị kinh doanh, tôi phải làm một công việc liên quan đến quản trị”… Nhưng thực tế để làm được công việc ở những vị trí đó bạn phải trải qua một quá trình đủ dài, có am hiểu, kỹ năng thuần thục nhất định. 2 – 3 năm bạn đi làm trước đó sẽ không là gì nếu những kỹ năng bạn tích lũy được không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện thời. Nhu cầu của xã hội luôn tăng lên, năng lực và kiến thức của bạn phải luôn được cập nhật và nâng cao liên tục. 2 – 3 năm đi làm của bạn chỉ làm nền tảng, không thể dựa vào nó để tin rằng mình có thể làm ở một vị trí cao hơn ở một công ty khác. Vì nếu thật sự đủ năng lực, bạn đã được bổ nhiệm lên ở công ty hiện tại rồi.
-
Bị sa thải trái pháp luật thì người lao động có thể tố giác đến Cơ quan công an hay không? Trường hợp nào được xem là sa thải trái pháp luật?
Cập nhật 1 năm trước -
Người lao động cần làm gì nếu muốn nhảy việc trước Tết? Nếu người lao động nghỉ việc mà không đúng quy định thì sẽ có hậu quả gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Kinh nghiệm “phòng thân” khi nhảy việc
Cập nhật 2 năm trước -
05 Vấn đề pháp lý cần lưu ý khi nhảy việc sau tết
Cập nhật 1 năm trước -
Cách trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhảy việc
Cập nhật 2 tháng trước -
Có nên chuyển việc trong bối cảnh dịch bệnh?
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước