03 Lưu ý khi sinh viên đi thực tập ngành Luật
Thực tập được xem là bước đệm để sinh viên tiến gần hơn với việc cọ sát thực tế chuẩn bị cho công việc chính thức sau này vậy để có một kỳ thực tập thành công sinh viên cần lưu ý những gì?
Chọn đúng thời gian thực tập
Thông thường trong chương trình học đại học học phần tập sự nghề nghiệp được bố trí vào cuối năm 04 trước khi các bạn sinh viên ra trường và tùy theo yêu cầu của từng trường mà thời gian thực tập kéo dài từ 02-03 tháng.
Tuy nhiên để linh động hơn cũng như là trang bị kiến thức cho mình vững vàng phục vụ cho công việc chính thức sau này thì thời gian lý tưởng để đi thực tập là từ năm 03, 04 đại học. Thời điểm này chúng ta đã học được kha khá kiến thức ở lớp, các học phần của 02 năm cuối đại học cũng ít hơn vì đã đi vào chuyên ngành. Việc vừa học lý thuyết vừa học thực tế từ các tổ chức thực tập sẽ giúp các bạn bám sát thực tiễn và khả năng ghi nhớ lâu hơn.
Thực tập trong lúc còn là sinh viên sẽ giúp bạn tích lũy kha khá kinh nghiệm cũng như tạo dựng cho mình một CV ấn tượng đối với nhà tuyển dụng sau này.
Hình từ Internet
Chọn nơi thực tập
Có rất nhiều nơi để thực tập ngành Luật như: Toà án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, Phòng Công chứng, Phòng pháp chế trong các doanh nghiệp,… Việc chọn nơi thực tập phải gắn đến mục đích nghề nghiệp tương lai của bản thân mình.
Bạn muốn trở thành Luật sư thì không nên thực tập trong doanh nghiệp mà nên chọn các tổ chức hành nghề Luật sư, nếu định hướng làm Công chứng viên thì chọn thực tập trong Văn phòng Công chứng thay vì theo sự rủ rê của bạn bè vào Tòa án quận học việc pha trà rót nước,…
Chọn công ty lớn, công ty, vừa hay công ty nhỏ vẫn luôn là bài toán cho các bạn sinh viên khi đi thực tập vì đặc điểm của các ngành nghề Luật đòi hỏi tính chuyên môn cao và liên quan đến pháp lý hầu hết bạn ít khi được giao việc nên tình trạng “có như không có” khi đi thực tập là chuyện bình thường. Chuyện bưng trà rót nước là nhiệm vụ chính không còn quá xa lạ nữa nên hãy cân nhắc tìm một công ty phù hợp để nơi đây ít ra bạn có thể học hỏi kinh nghiệm soạn thảo được vài ba hợp đồng hay hiểu một số thủ tục pháp lý nhất định khi kết thúc quá trình thực tập.
Thái độ và sự chủ động là điều cần có của sinh viên đi thực tập
Thực tập khác hẳn với chương trình học trên lớp, sẽ chẳng có một giáo trình học việc nào sẵn đang đợi các bạn. Việc thực tập ngành Luật giống như là câu nói “muốn ăn phải lăn vào bếp”. Doanh nghiệp hay tổ chức nơi bạn thực tập quả thật họ rất bận và sẽ không có thời gian để xem thử bạn đang cần gì và thiếu gì. Công việc ngành Luật dựa trên thực tế nên không thể cầm tay chỉ việc như một số ngành nghề đặc trưng khác.
Khi đi thực tập hãy chuẩn bị cho bản thân một thái độ cầu thị nhất định, tập trung quan sát lắng nghe hết tất cả những điều xảy ra trong văn phòng. Có thể thời gian đầu công việc của bạn chỉ đơn giản là pha trà, rót nước, lau dọn phòng làm việc hay khá hơn là sai vặt như photo, đi lấy hồ sơ giấy tờ nhưng dần dần khi nhận thấy thái độ của bạn thật sự muốn học hỏi thì có thể vài công việc chuyên ngành hơn sẽ được giao cho bạn làm thử như soạn thảo văn bản, hợp đồng,…
Hãy học tất cả mọi thứ, tự quan sát các việc mà mọi người xung quanh nơi bạn đang thực tập để làm theo. Luôn đặt ra những câu hỏi khi có thắc mắc đừng cho người ta thấy bản thân mình là người thụ động. Tự tạo cho mình các công việc khác để nghiên cứu, tạo áp lực công việc cho mình và tìm hướng giải quyết các công việc đó. Học các kỹ năng giải quyết thực tế, cách thức trả lời, giải quyết vấn đề. Tập rèn tính cẩn thận, tỉ mẩn, ghi chép mọi thứ, chớ có coi thường bất cứ việc gì, hoặc tỏ thái độ về bất cứ việc gì, luôn rèn việc giữ bình tĩnh mọi lúc mọi nơi.
Việc thực tập là sự trải nghiệm học hỏi nên hãy thoải mái nhất có thể. Bạn đơn giản chỉ là một trang giấy trắng và những nét mực đầu tiên đặt lên đó được xem là vô cùng quan trọng để trang giấy đấy trở nên có ý nghĩa. Việc thực tập tốt sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội khác nhau nên hãy tận dụng kỳ thực tập vốn có để học hỏi được hết những gì có thể phục vụ cho công việc tương lai của mình.
-
Thực tập là gì? Kiến tập và thực tập khác nhau như thế nào?
Cập nhật 4 tháng trước -
Sinh viên thực tập phải làm những công việc gì? Có nhất thiết phải đi thực tập không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?Thực tập sinh có được trả lương không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 5 tháng trước -
Hướng dẫn cách viết Nhật ký thực tập ngành luật và Mẫu Nhật ký thực tập ngành Luật mới nhất năm 2024
Cập nhật 3 tháng trước -
Cẩm nang tìm kiếm cơ hội thực tập cho sinh viên Luật kinh tế
Cập nhật 5 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước