Cũng giống như nhiều sinh viên Luật khác, tôi đã từng có khát khao cháy bỏng, niềm đam mê lớn lao với nghề Luật sư. Nhưng khi ra trường, đi làm được một thời gian, tôi không đủ mạnh mẽ và quyết tâm để vượt qua những khó khan để theo nó đến cùng. Tôi quyết định rẽ ngang và chọn một con đường khác. Tôi làm trái ngành.
Trong quá trình phỏng vấn tìm việc, nhà tuyển dụng luôn đưa ra những câu hỏi xoáy nhằm đánh giá thái độ cũng như trình độ của bạn. Một trong những câu hỏi khó mà trong buổi phỏng vấn nào bạn cũng sẽ gặp đó là: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” Vậy phải trả lời như thế nào mới được xem là khéo léo và được nhà tuyển dụng đánh giá cao thì bài viết này sẽ chỉ cho bạn vài cách trả lời hữu dụng, thông minh nhất.
Môi trường làm việc quả thật tác động rất lớn đến hiệu quả công việc. Nhất là đặc tính của nghề luật khi chúng ta luôn phải tất bật và bận rộng trong mớ giấy tờ hồ sơ pháp lý mỗi ngày. Nếu bạn đang tìm một công việc mới, việc đánh giá môi trường làm việc là rất quan trọng và bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết thế nào là một môi trường làm việc tốt.
Hệ thống các văn bản pháp luật luôn là nguồn thông tin duy nhất, chính xác hỗ trợ cho việc tra cứu học tập và làm việc của sinh viên luật cũng như toàn thể người làm luật. Mọi hoạt động lĩnh vực liên quan đến luật đều phải dựa vào văn bản pháp luật để nhận định, căn cứ. Nhưng các bạn sinh viên thường gặp không ít khó khăn và tốn khá nhiều thời gian để tìm kiếm, tra cứu các loại văn bản trong quá trình học tập. Bài viết này chia sẻ một số kỹ năng cần thiết giúp việc tìm kiếm tra cứu văn bản pháp luật phần nào dễ dàng hơn.
Tìm việc làm là một thử thách của sinh viên Luật mới ra trường nói riêng và của các tân cử nhân, trong bất kì lĩnh vực nào nói chung. Với ngành Luật, những khó khăn gặp phải là gì?
Người ta thường có xu hướng sợ sệt và hạ thấp bản thân mình với người khác vì cho rằng mình không bằng đối phương. Trong công cuộc tìm việc cũng vậy chẳng ai là giỏi hơn ai và nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên thông qua nhiều tiêu chí chứ không riêng gì khả năng chuyên môn và 04 điều dưới đây sẽ giúp bạn đánh bại mọi ứng viên khác mặc dù chuyên môn hay kinh nghiệm đều không đủ.
Phần lớn sinh viên sau khi lấy được tấm bằng cử nhân đều phải loay hoay trong mới hỗn độn xin việc làm. Không phải hành trình xin việc nào cũng thuận lợi nên những chia sẻ dưới đây phần nào giúp ích được những bạn tân cử nhân có thể loại bỏ được tình trạng thất nghiệp khi mới ra trường.
Công cuộc tìm việc làm chưa bao giờ là dễ dàng đối với người trẻ. Sau 77,99 cửa ải từ gửi CV, duyệt CV, cho đến việc nhà tuyển dụng mời bạn đến phỏng vấn quả thật rất khó nhằn. Vậy để một buổi phỏng vấn diễn ra thành công mang lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng bạn cần chuẩn bị những gì?
“Chúc mừng bạn đã tốt nghiệp – chuẩn bị chuyển sang chế độ thất nghiệp.” Đây thật chất là câu nói vui của những bạn sinh viên mới ra trường thường đùa với nhau nhưng nó lại phần nào phản ánh được tình trạng thực tế hiện tại là số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? Những nguyên nhân dưới đây được xem là lý do mà sinh viên ra trường mãi chẳng có việc làm.
Sự thụ động thường đem lại những thiệt hại không cần thiết. Trong hoạt động tìm việc làm cũng vậy. Một ứng viên thụ động, chờ đợi nhà tuyển dụng thông báo kết quả tuyển dụng cho mình thường sẽ mất nhiều thời gian, chi phí cho sự chờ đợi đó. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, nếu có thể thì ứng viên nên chủ động liên hệ để biết kết quả tuyển dụng của mình. Nhưng cần phải lưu ý…
Marketing là gì? Đó là câu hỏi chưa bao giờ hết hot, bởi khi và chỉ khi bạn thật sự đi sâu vào đề tìm hiểu nó, thực hành nó thì bạn mới hiểu được thật sự “marketing là gì?”. Không có một định nghĩa nào là hoàn toàn chuẩn xác về ngành nghề Marketing. Vì đây là nhóm ngành nghề có sự vận động, chuyển mình không ngừng theo sự vận động của xã hội.
Trong các mối quan hệ tại công sở, đau đầu nhất chính là mối quan hệ với sếp, với cấp trên. Cộng sự có thể không liên quan đến nhau trong công việc vì tính chất độc lập của từng bộ phận. Nhưng đối với sếp, với cấp trên thì bạn luôn phải có sự liên quan mật thiết trong công việc. Chính vì vậy, khi “lỡ” bị ghét, bạn nên tìm cách tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mối quan hệ này tại nơi làm việc.
Với những nhân sự trẻ sau khi ra trường từ 1 – 3 năm, thường có tâm lý sẽ tìm cho mình một bến đỗ công việc mới với mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn, điều kiện phát triển tốt hơn. Sở dĩ xuất hiện tâm lý này là vì phần lớn bạn trẻ cho rằng trong 03 năm đi làm của mình, các bạn đã tích lũy đủ kiến thức về ngành nghề mình theo đuổi, đã có đủ những hiểu biết về ngành nghề và tự tin có thể vươn ra biển lớn. Nhưng thực tế không đơn giản như những bức tranh mà chúng ta tự vẽ ra, thực tế thị trường lao động khắc nghiệt hơn nhiều.
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Luật sư không còn là một ngành nghề quá xa lạ trong xã hội, ai cũng biết sơ bộ về một “Luật sư”, cũng hình dung ra công việc của một Luật sư một cách khái quát. Tuy nhiên chỉ có những người theo nghề Luật, học Luật hoặc bỏ thời gian ra tìm hiểu mới thật sự hiểu tường tận, chi tiết Nghề Luật sư là gì, công việc bao gồm những gì, hành nghề ra sao…chứ đại bộ phận cộng đồng vẫn hiểu Luật sư một cách khá mơ hồ. Vậy nghề Luật sư có những “bí mật” nào mà ở bên ngoài không biết? Cùng NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT làm rõ nhé.
Nhân viên Marketing là người thực hiện các kế hoạch thuộc phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Những chiến thuật sáng tạo, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty đến người mọi người. Từ đó, nhân viên marketer có thể gắn kết khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp trong mối quan hệ bền chặt lâu dài.
Trưởng phòng hành chính nhân sự là người có trách nhiệm điều phối toàn bộ công việc có liên quan đến nhân sự của mỗi doanh nghiệp.