Mọi người thường nói: “Lười biếng là căn bệnh nan y” ngày bé vẫn thường hay bị bố mẹ mắng là lười vì không làm bài tập không chịu học bài nhưng khi lớn rồi ngay cả bản thân mình rõ ràng rất lười trong nhiều thứ nhưng lại tự che lấp nó đi và biện hộ, đến một ngày sự lười biếng ấy không thể cứu vãn nổi mà nó trở thành một phần tính xấu của mình.
Rocker Feller - nhà tài phiệt dầu mỏ nổi tiếng của Mỹ đã từng nói: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền.” Tôi cho rằng câu nói này là hoàn toàn đúng, có thể bạn đang nghĩ tôi thực dụng hay là quá coi trọng vật chất tiền bạc nhưng qua rất hiện thực xảy ra trong xã hội tôi chợt nhận ra không có tiền đồng nghĩa với việc không có nhiều cơ hội thậm chí là mất đi quyền lựa chọn.
“Chúc mừng bạn đã tốt nghiệp – chuẩn bị chuyển sang chế độ thất nghiệp.” Đây thật chất là câu nói vui của những bạn sinh viên mới ra trường thường đùa với nhau nhưng nó lại phần nào phản ánh được tình trạng thực tế hiện tại là số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? Những nguyên nhân dưới đây được xem là lý do mà sinh viên ra trường mãi chẳng có việc làm.
Nhảy việc là không khái niệm cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”. Có rất nhiều lý do để một người đưa ra quyết định nhảy việc. Nhưng dù với lý do nào thì quyết định cuối cùng cũng không được là “quyết định nóng vội”. Để tránh sự nóng vội và dẫn đến những hệ lụy không tốt, mỗi người khi đứng trước quyết định nhảy việc cần phải cân nhắc xem đã có những “điều kiện đủ” hay chưa.
Sự thụ động thường đem lại những thiệt hại không cần thiết. Trong hoạt động tìm việc làm cũng vậy. Một ứng viên thụ động, chờ đợi nhà tuyển dụng thông báo kết quả tuyển dụng cho mình thường sẽ mất nhiều thời gian, chi phí cho sự chờ đợi đó. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, nếu có thể thì ứng viên nên chủ động liên hệ để biết kết quả tuyển dụng của mình. Nhưng cần phải lưu ý…
Ly hôn chưa bao giờ là đơn giản dù đó là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng quan tâm và tranh chấp trong thời gian ly hôn đó chính là việc phân chia tài sản. Mặc dù Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định rõ các trường hợp về phân chia tài sản tuy nhiên trong thực tế diễn ra còn nhiều bất cập không lường trước được. Bài viết này sẽ khái quát lại vấn đề pháp lý về việc phân chia tài sản cũng như thực trạng xảy ra trong thực tế của các bản án tranh chấp ly hôn.
Từng được biết tới như là một ngôi trường có sự phân tán ở nhiều cơ sở nhất TPHCM. Đại học Mở, trước khi xây dựng cơ sở học tập ở Nguyễn Kiệm – Gò Vấp ngày nay thì trước đó sinh viên của trường phải chia nhau ra học ở những cơ sở rải khắp địa bàn Thành phố, thậm chí là tận Bình Dương.
Nếu bạn thích ngành Luật và lựa chọn nó là con đường riêng của mình, sẽ có nhiều thứ cần bạn chuẩn bị để bước vào hành trang mới. NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ có một serie bài viết để chia sẻ những thứ cần chuẩn bị, cần rèn luyện để các bạn tân sinh viên Luật bước vào con đường mình lựa chọn một cách vững tâm hơn. Đầu tiên, bài viết này dành cho những bạn thích Luật, lựa chọn ngành Luật nhưng tự bản thân mình thấy mình là người rụt rè, nhút nhát.
Sẽ có nhiều lý do để một người ra quyết định “đổi nghề”. Có thể họ cảm thấy không thể phát triển trong lĩnh vực hiện tại mà họ đang theo đuổi, có thể họ cảm thấy nghề nghiệp khác phù hợp hơn, có tương lai hơn… Và khi trước những ngã rẽ trên con đường sự nghiệp, chắc chắn bạn phải cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước quyết định “rẽ hướng” của mình. Vậy có những vấn đề gì bạn cần phải cân nhắc?
Công việc của một Kế toán công nợ là gì? Trong một doanh nghiệp có nhiều đối tác, quan hệ khách hàng rộng thì luôn cần một kế toán công nợ. Kế toán công nợ sẽ quản lý toàn bộ công nợ của công ty. Tùy từng bộ phận kế toán khác nhau mà công việc của mỗi nhân viên kế toán cũng có những đặc thù riêng biệt. Vậy công việc cụ thể của kế toán công nợ cần làm trong mỗi doanh nghiệp là gì? Mọi người có thể tham khảo bảng mô tả công việc chung dưới đây.
Văn hóa công ty là khái niệm mà nhiều người đi làm sẽ ngầm hiểu rằng nó bao gồm những quy tắc ứng xử giữa con người với con người trong môi trường làm việc. Ở đó bao gồm văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp, cộng sự với nhau, văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, văn hóa ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng… Ứng xử giữa con người với con người ở đây không chỉ là ứng xử trong công việc hằng ngày mà còn là giao tiếp, ứng xử ngoài phạm vi công việc.
Khi nhắc đến cụm từ “Công ty Luật”, có chứa thành tố “Công ty”, nhiều người sẽ nghĩ đó là một doanh nghiệp. Nhưng thực tế không phải vậy.
Paralegal là một vị trí công việc mà ít nhiều mỗi chúng ta đều từng nghe qua, đặc biệt là những ứng viên trong ngành luật. Vậy paralegal là gì? Công việc của vị trí này như thế nào?
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.
Những ngày qua có nhiều thông tin ở những trang mạng đưa tin về việc từ ngày 01/7/2020 chê người khác béo, lùn, xấu, ế có thể bị phạt đến 16 triệu đồng. Tuy nhiên sự thật có phải như vậy?
Với những nhân sự trẻ sau khi ra trường từ 1 – 3 năm, thường có tâm lý sẽ tìm cho mình một bến đỗ công việc mới với mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn, điều kiện phát triển tốt hơn. Sở dĩ xuất hiện tâm lý này là vì phần lớn bạn trẻ cho rằng trong 03 năm đi làm của mình, các bạn đã tích lũy đủ kiến thức về ngành nghề mình theo đuổi, đã có đủ những hiểu biết về ngành nghề và tự tin có thể vươn ra biển lớn. Nhưng thực tế không đơn giản như những bức tranh mà chúng ta tự vẽ ra, thực tế thị trường lao động khắc nghiệt hơn nhiều.
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Thời gian gần đây có nhiều hiện tượng mua bán tinh trùng ở "thị trường chợ đen", đối tượng mua là những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc những người muốn làm mẹ đơn thân.
Mới đây, Bộ Giao thông – Vận tải đã công bố Dự thảo lần 3 Luật giao thông đường bộ sửa đổi. Dự thảo lần này có nhiều đề xuất mới khác với những lần dự thảo trước và khác với Luật giao thông đường bộ năm 2008. Trong đó có quy định đáng chú ý về việc các phương tiện gặp đèn vàng vấn được đi tiếp.
Trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên, câu hỏi “vì sao em nghỉ việc ở công ty cũ” có lẽ là câu hỏi khiến nhiều ứng viên bối rối nhất. Lý do vì sao lại có hiện tượng bối rối này?