Em được biết vị trí pháp chế ngân hàng sẽ là người đại diện cho ngân hàng đó về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Như vậy cho em hỏi những công việc cụ thể khi đảm nhiệm vị trí này? Và tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên pháp chế Ngân hàng là gì? (Ngọc Phú, Đồng Nai)
Việc làm thực tập sinh ở những Công ty Luật khi còn ngồi trên ghế giảng đường đóng vai trò quan trọng để tìm việc làm ngành Luật trong tương lai. Sinh viên Luật nên nắm bắt những cơ hội này để trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn trước khi chính thức bước vào thị trường lao động với tư cách là người lao động.
Khi phỏng vấn tìm việc làm người sử dụng lao động luôn cam kết với người lao động rằng sẽ được hưởng các đãi ngộ chế độ phúc lợi trong đó có đóng bảo hiểm. Nhưng thật chất vẫn có nhiều người lao động còn mơ hồ về các loại bảo hiểm này. Bài viết sẽ giải thích rõ về các chế độ bảo hiểm và các loại bảo hiểm trong doanh nghiệp hiện nay.
Trong các bài phân tích về nguyên nhân sinh viên tốt nghiệp không có việc làm ngày một tăng thì thiếu kỹ năng mềm là một nguyên nhân đóng vai trò khá quan trọng. Vậy kỹ năng mềm là gì mà hầu hết các nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi trong khi sinh viên lại không đáp ứng đủ yêu cầu đó.
Công cuộc tìm việc làm chưa bao giờ là dễ dàng đối với người trẻ. Sau 77,99 cửa ải từ gửi CV, duyệt CV, cho đến việc nhà tuyển dụng mời bạn đến phỏng vấn quả thật rất khó nhằn. Vậy để một buổi phỏng vấn diễn ra thành công mang lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng bạn cần chuẩn bị những gì?
Ngành Luật luôn là một ngành hấp dẫn nhưng việc học và theo nghề chưa bao giờ là dễ dàng. Là một Cử nhân Luật mới ra trường bài viết này mình sẽ chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi đi học và quá trình xin việc khi đi làm
Những năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ pháp lý tăng cao. Chính vì vậy, việc làm trong lĩnh vực này cũng nở rộ. Kéo theo sự phát triển đó, là một bộ phận các cá nhân, tổ chức không phải là Luật sư, chưa được cấp thẻ Luật sư vẫn hoạt động và cung cấp dịch vụ pháp lý dưới tư cách là Luật sư một cách trái phép.
Một hiện tượng dễ nhận thấy trong những năm gần đây trong thị trường lao động về ngành Luật. Đó là việc một số đơn vị sử dụng lao động (Tổ chức hành nghề Luật sư, Văn phòng công chứng…) thường xuyên tuyển dụng lao động với các vị trí như “học việc” “thực tập” với những mức lương rất thấp thậm chí là không trả lương. Bài viết này sẽ không đi sâu, không mổ xẻ những vấn đề mang tính “bóc phốt”. Mà dựa trên những hiện tượng, sự kiện có thật đã nêu. Tôi sẽ kể ra 04 hệ lụy xấu với xã hội nếu các đơn vị sử dụng lao động tiếp tục ép giá Cử nhân Luật giống như những năm gần đây.
Từ vị trí là một sinh viên, việc học là quan trọng nhất chuyển mình thành một người lao động sau khi tốt nghiệp, đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Khi bắt đầu một hành trình mới, chắc hẳn ai cũng phải gặp những điều bỡ ngỡ. Khi đi làm cũng vậy, sẽ có những thứ khác biệt giữa đi làm và đi học đôi khi nếu không hình dung được sẽ khiến ta bị “choáng”. Để tránh những lần choáng váng đó, bạn nên hình dung trước những vấn đề mình có thể gặp phải bằng cách tham khảo những anh chị đi trước, hoặc đơn giản hơn là bạn có thể đọc thêm ở bài viết này.
Marketing là gì? Đó là câu hỏi chưa bao giờ hết hot, bởi khi và chỉ khi bạn thật sự đi sâu vào đề tìm hiểu nó, thực hành nó thì bạn mới hiểu được thật sự “marketing là gì?”. Không có một định nghĩa nào là hoàn toàn chuẩn xác về ngành nghề Marketing. Vì đây là nhóm ngành nghề có sự vận động, chuyển mình không ngừng theo sự vận động của xã hội.
Một môi trường sạch sẽ giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái. Từ đó nhân viên mới có những ý tưởng mà không chịu sự ràng buộc nào về mặt cảm xúc. Và đó là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy năng suất, hiệu quả làm việc của từng người. Đó là cách hiểu đơn giản nhất về lý do phải giữ vệ sinh nơi công sở. Nhưng khi đi sâu vào đó, những vấn đề gì cần về sinh, những vật dụng nào cần vệ sinh và giữ vệ sinh thì đó là một câu chuyện dài.
Khi lựa chọn đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đã có những hiểu biết nhất định về nghề Nhân sự. Nhưng thực tế bạn đã hiểu đúng chưa, có hiểu lầm nào mà bạn đang gặp phải hay không?
Kỹ năng trình bày, diễn đạt là một kỹ năng cần phải có của mỗi người khi đi làm. Ở bất kì lĩnh vực, công việc nào, một người muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như thúc đẩy tiến độ công việc của các tập thể đi lên thì đều phải có kỹ năng diễn đạt tốt. Đặc biệt hơn nữa là đối với nghề Luật, một nghề được biết tới là dùng lý lẽ, lập luận để “kiếm sống”.
Trong các mối quan hệ tại công sở, đau đầu nhất chính là mối quan hệ với sếp, với cấp trên. Cộng sự có thể không liên quan đến nhau trong công việc vì tính chất độc lập của từng bộ phận. Nhưng đối với sếp, với cấp trên thì bạn luôn phải có sự liên quan mật thiết trong công việc. Chính vì vậy, khi “lỡ” bị ghét, bạn nên tìm cách tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mối quan hệ này tại nơi làm việc.
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.
Khi đi làm, ai cũng mong muốn và hướng đến một mức lương cao. Lương cao giúp bạn chi tiêu thoải mái hơn, trang trải cuộc sống thuận lợi hơn, tái đầu tư sức lao động tốt hơn… Tuy nhiên trong thực tế, lương cao sẽ tỉ lệ thuận với “độ khó” của công việc, tỉ lệ thuận với áp lực của công việc. Và không phải ai cũng có can đảm để nhận cái “áp lực” đó.
Với những nhân sự trẻ sau khi ra trường từ 1 – 3 năm, thường có tâm lý sẽ tìm cho mình một bến đỗ công việc mới với mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn, điều kiện phát triển tốt hơn. Sở dĩ xuất hiện tâm lý này là vì phần lớn bạn trẻ cho rằng trong 03 năm đi làm của mình, các bạn đã tích lũy đủ kiến thức về ngành nghề mình theo đuổi, đã có đủ những hiểu biết về ngành nghề và tự tin có thể vươn ra biển lớn. Nhưng thực tế không đơn giản như những bức tranh mà chúng ta tự vẽ ra, thực tế thị trường lao động khắc nghiệt hơn nhiều.
Hành chính nhân sự là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành bộ máy công ty. Đó là câu trả lời mà nhiều người có thể hình dung khi được hỏi nhân viên hành chính nhân sự là gì.
Học Luật ra có thể có nhiều lựa chọn công việc, định hướng, sự nghiệp, và việc ứng tuyển vào các Văn phòng thừa phát lại làm một trong những lựa chọn, hướng đi đó.. Câu hỏi “Học luật ra có thể làm gì?” có thể bạn đã đọc được ở rất nhiều những bài viết, diễn đàn về nghề Luật rồi. Nên NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ không đề cập đến bức tranh tổng thể nữa mà sẽ đi vào chi tiết, từng công việc, từng ngành nghề mà bạn có thể làm khi tốt nghiệp trường Luật. Đầu tiên là nghề “Thừa phát lại”.
Chuyên viên tài chính hay Chuyên viên tư vấn tài chính (Financial advisor) là người hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra, Financial advisor còn xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm của khách hàng và giúp họ lập kế hoạch toàn diện về các khoản đầu tư trong tương lai. Chuyên viên tư vấn tài chính làm việc cho các tổ chức hoặc công ty, đôi khi là làm việc tự do. Để biết thêm thông tin về mô tả công việc cũng như yêu cầu của nghề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.