Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ làm không?
Xin cho tôi hỏi: Theo quy định hiện nay, trong khoảng thời gian hành kinh, lao động nữ có được quyền nghỉ làm hay không? (Câu hỏi từ anh Quang - Khánh Hòa).
Đăng bài: 10/12/2024 16:38
Nội dung chính
Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ làm không?
Căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ như sau:
Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
...
Như vậy, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ làm mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc bình thường và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc/tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ làm không? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc bình thường của lao động nữ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động như sau:
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, thời giờ làm việc của lao động nữ thực hiện như đối với người lao động khác, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Ngoài ra, người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động nữ biết.
Trong trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương bao gồm những thời giờ nào?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Theo đó, thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương bao gồm:
- Nghỉ giữa giờ;
- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;
- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;
- Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định;
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;
- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý;
- Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định;
- Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ;
- Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Trân trọng!
Xin cho tôi hỏi: Theo quy định hiện nay, trong khoảng thời gian hành kinh, lao động nữ có được quyền nghỉ làm hay không? (Câu hỏi từ anh Quang - Khánh Hòa).
Xin cho tôi hỏi: Đối thoại tại nơi làm việc là gì, trong các trường hợp nào người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc? (Câu hỏi từ anh An - Phú Yên).
Xin cho tôi hỏi: Nếu công ty tôi không thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì có bị xử phạt hay không và xử phạt như thế nào? (Câu hỏi từ anh Minh - Phú Thọ).
Xin cho tôi hỏi: Ngày tết cổ truyền ở Lào là ngày nào, công ty tôi có nhân viên là người Lào thì có được nghỉ làm vào ngày tết cổ truyền này không? (Câu hỏi từ chị An - Phú Yên).
Xin cho tôi hỏi: Theo quy định hiện nay, trong khoảng thời gian hành kinh, lao động nữ có được quyền nghỉ làm hay không? (Câu hỏi từ anh Quang - Khánh Hòa).
Xin cho tôi hỏi: Đối thoại tại nơi làm việc là gì, trong các trường hợp nào người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc? (Câu hỏi từ anh An - Phú Yên).
Cho tôi hỏi: Tập quán pháp là gì, hiện nay trong các trường hợp nào thì tập quán pháp sẽ được áp dụng trong thực tế? (Câu hỏi từ anh Long - Bình Dương).
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Theo quy định hiện hành vùng đang có mức lương tối thiểu cao nhất là vùng mấy?
Ngày 27/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 với nhiều điểm mới đáng chú ý.<br />
Nếu cha mẹ là người dân tộc thiểu số đã ly hôn và con không sống cùng với cha mẹ thì có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không? (Câu hỏi từ anh An - Gia Lai).
Theo quy định hiện hành mức lương thử việc là bao nhiêu so với lương chính thức?<br />
Cho tôi hỏi: Hiện nay, Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ với mức hỗ trợ là bao nhiêu? (Câu hỏi từ chị Quỳnh Anh - Lào Cai).
Kiểm điểm cuối năm với đảng viên là một hoạt động quan trọng trong công tác xây dựng, quản lý Đảng, được thực hiện định kỳ vào cuối mỗi năm. Đây là quá trình phê bình và tự phê bình, trong đó đảng viên tự đánh giá về bản thân và lắng nghe ý kiến góp ý từ tổ chức Đảng và đồng chí trong chi bộ.
Theo quy định hiện hành 09 trường hợp giấy phép lao động sẽ bị thu hồi là gì?
Theo quy định hiện hành lao động nào nhận mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng?
Ngày 29/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo quy định hiện hành thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài tối đa bao lâu?