Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp nào?


Xin cho tôi hỏi: Đối thoại tại nơi làm việc là gì, trong các trường hợp nào người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc? (Câu hỏi từ anh An - Phú Yên).

Đăng bài: 10/12/2024 16:38

Nội dung chính

    Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đối thoại tại nơi làm việc như sau:

    Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
    1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
    2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
    a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
    b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
    c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
    3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

    Như vậy, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi. Việc đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động.

    Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau:

    - Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

    - Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

    - Khi xảy ra các vụ việc sau:

    + Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    + Chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

    + Xây dựng phương án sử dụng lao động;

    + Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;

    + Xây dựng quy chế thưởng;

    + Ban hành nội quy lao động;

    + Tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

    Ngoài ra, người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động được khuyến khích tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp nêu trên.

    Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp nào?

    Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Số lượng người lao động tối thiểu tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 2 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về số lượng người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc như sau:

    Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
    Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
    ...
    2. Bên người lao động
    a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
    a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
    a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
    a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
    a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
    a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
    a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
    b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.
    ...

    Như vậy, số lượng người lao động tối thiểu tham gia đối thoại tại nơi làm việc được xác định như sau:

    - Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;

    - Ít nhất từ 04-08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 đến dưới 150 người lao động;

    - Ít nhất từ 09-13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 đến dưới 300 người lao động;

    - Ít nhất từ 14-18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động;

    - Ít nhất từ 19-23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

    - Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc không?

    Căn cứ khoản 4 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc như sau:

    Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
    ...
    4. Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).
    ...

    Như vậy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bắt buộc phải tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc mà có thể ủy quyền cho người khác đại diện tham gia.

    Trân trọng!

    10-12-2024

    Xin cho tôi hỏi: Theo quy định hiện nay, trong khoảng thời gian hành kinh, lao động nữ có được quyền nghỉ làm hay không? (Câu hỏi từ anh Quang - Khánh Hòa).

    10-12-2024

    Xin cho tôi hỏi: Đối thoại tại nơi làm việc là gì, trong các trường hợp nào người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc? (Câu hỏi từ anh An - Phú Yên).

    10-12-2024

    Xin cho tôi hỏi: Nếu công ty tôi không thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì có bị xử phạt hay không và xử phạt như thế nào? (Câu hỏi từ anh Minh - Phú Thọ).

    10-12-2024

    Xin cho tôi hỏi: Ngày tết cổ truyền ở Lào là ngày nào, công ty tôi có nhân viên là người Lào thì có được nghỉ làm vào ngày tết cổ truyền này không? (Câu hỏi từ chị An - Phú Yên).

    10-12-2024

    Xin cho tôi hỏi: Theo quy định hiện nay, trong khoảng thời gian hành kinh, lao động nữ có được quyền nghỉ làm hay không? (Câu hỏi từ anh Quang - Khánh Hòa).

    10-12-2024

    Xin cho tôi hỏi: Đối thoại tại nơi làm việc là gì, trong các trường hợp nào người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc? (Câu hỏi từ anh An - Phú Yên).

    05-12-2024

    Cho tôi hỏi: Tập quán pháp là gì, hiện nay trong các trường hợp nào thì tập quán pháp sẽ được áp dụng trong thực tế? (Câu hỏi từ anh Long - Bình Dương).

    Từ khóa liên quan

    Xem nhiều nhất gần đây

    11-12-2024

    Theo quy định hiện hành vùng đang có mức lương tối thiểu cao nhất là vùng mấy?

    13-12-2024

    Ngày 27/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 với nhiều điểm mới đáng chú ý.<br />

    10-12-2024

    Nếu cha mẹ là người dân tộc thiểu số đã ly hôn và con không sống cùng với cha mẹ thì có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không? (Câu hỏi từ anh An - Gia Lai).

    11-12-2024

    Theo quy định hiện hành mức lương thử việc là bao nhiêu so với lương chính thức?<br />

    10-12-2024

    Cho tôi hỏi: Hiện nay, Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ với mức hỗ trợ là bao nhiêu? (Câu hỏi từ chị Quỳnh Anh - Lào Cai).

    11-12-2024

    Theo quy định hiện hành 09 trường hợp giấy phép lao động sẽ bị thu hồi là gì?

    05-12-2024

    Kiểm điểm cuối năm với đảng viên là một hoạt động quan trọng trong công tác xây dựng, quản lý Đảng, được thực hiện định kỳ vào cuối mỗi năm. Đây là quá trình phê bình và tự phê bình, trong đó đảng viên tự đánh giá về bản thân và lắng nghe ý kiến góp ý từ tổ chức Đảng và đồng chí trong chi bộ.

    11-12-2024

    Theo quy định hiện hành lao động nào nhận mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng?

    13-12-2024

    Ngày 29/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    11-12-2024

    Theo quy định hiện hành thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài tối đa bao lâu?