Mức lương nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường có thật sự hấp dẫn?
Chi tiết mức lương nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường? Người lao động có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Mức lương nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường có thật sự hấp dẫn?
Nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường (Safety Officer) hay người giám sát an toàn là một trong số những vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng,... Đây là công việc dành cho những người am hiểu đầy đủ về các kiến thức an toàn lao động để thực hiện trách nhiệm giám sát, quản lý và đề xuất các phương án đảm bảo cho các vấn đề an toàn – vệ sinh, an ninh tại các môi trường lao động.
Công việc của vị trí Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường:
Đảm bảo về vấn đề an toàn lao động, sức khỏe và vệ sinh môi trường của các dự án
Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của các nhân viên an toàn lao động hiện nay đó chính là thực hiện công việc đảm bảo về các vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc, các yếu tố môi trường khi thi công, sản xuất dự án.
Cụ thể, công việc của nhân viên an toàn lao động trong nhiệm vụ này như sau:
Tham gia vào việc xây dựng nên các biện pháp xử lý, giải quyết vấn đề an toàn lao động
Xây dựng các biện pháp về an toàn thi công tại các công trường như khảo sát về các điều kiện thi công, thực hiện khoanh vùng cho các khu vực cảnh báo nguy hiểm, họp công tác với các bên nhà thầu để đưa ra các quy định về an toàn lao động cho các hoạt động tại công trường, tạo các hồ sơ an toàn và bố trí cụ thể các biển báo về khu vực đang thi công,...
Thường xuyên kiểm tra, giám sát
Đưa ra các đề xuất cụ thể, chi tiết về biện pháp vệ sinh trong công nghiệp hay các vấn đề về vệ sinh công trường xây dựng. Khi có vấn đề, sự cố phát sinh xảy ra gây nguy hiểm đến người lao động thì nhân viên an toàn lao động cũng cần tham gia vào công tác sơ cứu khi cần thiết.
Thực hiện công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ.
Thực hiện phương châm phòng chống cháy nổ xảy ra trong quá trình làm việc, triển khai các chương trình cụ thể về phòng chống cháy nổ trong lao động đối với các dự án, chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để chống việc cháy nổ, giám sát về việc thực hiện của các công nhân trong quá trình làm việc.
Đưa ra các đề xuất cải tiến quy trình
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, nhân viên an toàn lao động cũng cần thường xuyên kiểm tra và phát hiện về các vấn đề hỏng hóc, những hạn chế, lỗ hổng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động sản xuất, thi công công trình. Từ đó cần phải có những kiến nghị, đề xuất phù hợp về việc thay đổi các quy trình thực hiện, các thủ tục quan trọng, hồ sơ liên quan đến đảm bảo an toàn lao động.
Lập các báo cáo theo định kỳ gửi lên cấp trên
Cuối cùng, nhân viên an toàn lao động sẽ phải lập các báo cáo công việc để tổng kết lại toàn bộ những vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc, các đề xuất, phương án mới cho việc cải thiện quy trình, chất lượng lao động và những kết quả có được so với kế hoạch công việc đã đề ra rồi gửi lên ban lãnh đạo cấp trên xem xét, nắm bắt tình hình.
Mức lương nhân viên an toàn vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường:
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Thực tập sinh An toàn là người đang tham gia vào một chương trình thực tập trong lĩnh vực An toàn, Sức khỏe và Môi trường (EHS), trong đó họ được cung cấp cơ hội học tập và trải nghiệm thực tế về các quy trình, tiêu chuẩn và nghiên cứu liên quan đến an toàn lao động, sức khỏe và môi trường làm việc. Với mức lương dao động từ 2.500.000 – 3.500.000 đồng/tháng.
- Nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường (Safety Officer) hay người giám sát an toàn là một trong số những vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng,... Đây là công việc dành cho những người am hiểu đầy đủ về các kiến thức an toàn lao động để thực hiện trách nhiệm giám sát, quản lý và đề xuất các phương án đảm bảo cho các vấn đề an toàn – vệ sinh, an ninh tại các môi trường lao động. Với mức lương dao động từ 5.000.000 – 15.000.00 đồng/tháng.
- Chuyên viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường là người xây dựng biện pháp an toàn thi công tại công trường: khảo sát điều kiện thi công, khoanh vùng cảnh báo nguy hiểm, đề xuất các nội quy, quy định về ATLĐ cho công trường, lập sơ đồ an toàn, bố trí biển báo tại các khu vực thi công... Chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát đào tạo, huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ CNV theo luật định. Với mức lương dao động từ 8.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.
- Quản lý An toàn lao động và vệ sinh môi trường chính là người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc liên quan đến An toàn lao động và vệ sinh môi trường của toàn bộ công ty theo trách nhiệm được giao. Dẫn dắt quy trình làm việc trong một dự án lớn, Chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát đào tạo, huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ CNV theo luật định; kiểm tra tuân thủ biện pháp an toàn tại công trường về con người, thiết bị kiểm soát chất lượng và đề xuất mua sắm bảo hộ lao động phù hợp với điều kiện làm việc của công trường. Điều tra, lập hồ sơ, xử lý, báo cáo khi xảy ra sự cố an toàn;Với mức lương dao động từ 12.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng.
Mức lương nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường: Có thật sự hấp dẫn?
Người lao động có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
- Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
- Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
- Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: nhân viên an toàn lao động vệ sinh môi trường An toàn lao động người giám sát an toàn người lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;