Kiến trúc sư: Công việc chính và mức lương cập nhật 2025 ra sao?
Hiện nay, mức lương và khối lượng công việc của Kiến trúc sư được cập nhật như thế nào?
Kiến trúc sư: Công việc chính và mức lương cập nhật 2025 ra sao?
Kiến trúc sư là người thiết kế, tư vấn, giám sát công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, khu dân cư, công trình công cộng. Đóng vai trò sáng tạo không gian sống tiện nghi, thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng. Kết hợp yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật và nhu cầu thực tế của khách hàng vào thiết kế kiến trúc.
Công việc chính của Kiến trúc sư
- Thiết kế ý tưởng kiến trúc: Lập bản vẽ mặt bằng, phối cảnh tổng thể cho công trình.
- Phối hợp với kỹ sư và chuyên gia liên quan: Bảo đảm thiết kế phù hợp kỹ thuật xây dựng và quy chuẩn pháp lý.
- Làm việc với khách hàng: Nắm bắt yêu cầu, thuyết trình phương án thiết kế, điều chỉnh theo phản hồi.
- Giám sát tác giả: Theo dõi quá trình thi công, đảm bảo công trình thực hiện đúng thiết kế ban đầu.
- Cập nhật xu hướng: Tham gia hội thảo, đào tạo chuyên sâu về vật liệu mới, phong cách thiết kế hiện đại.
Mức lương trung bình cập nhật 2025 theo dữ liệu từ trang NhanSu.vn
Mức lương cơ bản: Dao động từ 9–15 triệu đồng/tháng đối với Kiến trúc sư mới ra trường.
Lương theo năng lực:
- Kiến trúc sư có kinh nghiệm 2–5 năm: 15–25 triệu đồng/tháng.
- Kiến trúc sư trưởng, chủ trì dự án lớn: 30–50 triệu đồng/tháng hoặc hơn.
- Thu nhập bổ sung: Thưởng dự án, hoa hồng thiết kế, phụ cấp đi công trình, trợ cấp ngoại ngữ.
Các chế độ khác: BHYT, BHXH, du lịch hằng năm, hỗ trợ học thêm chứng chỉ hành nghề.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mức lương của kiến trúc sư
Kiến trúc sư: Công việc chính và mức lương cập nhật 2025 ra sao?
Nhà nước có những chính sách nào trong hoạt động kiến trúc?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Kiến trúc 2019 có quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc như sau;
[1] Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
- Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam;
- Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kiến trúc; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc;
- Xây dựng mẫu thiết kế kiến trúc đáp ứng tiêu chí bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc.
[2] Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
- Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản về kiến trúc;
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc; nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về kiến trúc;
- Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị chưa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa;
- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về kiến trúc;
- Triển lãm, quảng bá về kiến trúc.
[3] Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật Kiến trúc 2019 và các hoạt động sau đây:
- Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và các hoạt động liên quan trong lĩnh vực kiến trúc;
- Xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực kiến trúc;
- Trợ giúp, tư vấn miễn phí về kiến trúc vì lợi ích của xã hội và cộng đồng.
Đồng thời Kiến trúc sư phải lưu ý tránh những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc được quy định tại Điều 9 Luật Kiến trúc 2019 có quy định cụ thể như sau:
- Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
- Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
- Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.
- Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.
Từ khóa: kiến trúc sư mức lương cập nhật 2025 hoạt động kiến trúc Công việc chính lĩnh vực kiến trúc
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;