Tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại từ năm 2030 theo Thông tư 14/2025/TT-NHNN
Bài viết dưới đây sẽ nêu ra chi tiết quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại từ năm 2030 theo Thông tư 14/2025/TT-NHNN.
Tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại từ năm 2030 theo Thông tư 14/2025/TT-NHNN (Hình từ Internet)
Tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại từ năm 2030 theo Thông tư 14/2025/TT-NHNN
Theo Thông tư 14/2025/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại từ năm 2030 như sau:
STT |
Đối tượng |
Tỷ lệ an toàn vốn |
1 |
Ngân hàng thương mại không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Duy trì các tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ sau đây: - Tỷ lệ vốn lõi cấp 1 tối thiểu là 4,5%; - Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu là 6%; - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. |
2 |
Ngân hàng thương mại có công ty con |
Duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất sau đây: - Tỷ lệ vốn lõi cấp 1 tối thiểu là 4,5%; - Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu là 6%; - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. |
Ngoài các tỷ lệ bắt buộc phải thực hiện theo quy định nêu trên, ngân hàng thực hiện tỷ lệ bộ đệm bảo toàn vốn (Capital conservation buffer - CCB) theo quy định như sau:
- Tỷ lệ bộ đệm bảo toàn vốn (CCB) là phần tỷ lệ vốn lõi cấp 1 còn lại sau khi ngân hàng đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ an toàn vốn (bao gồm tỷ lệ vốn lõi cấp 1, tỷ lệ vốn cấp 1 và tỷ lệ an toàn vốn);
- Ngân hàng chỉ được phân chia phần lợi nhuận còn lại do ngân hàng tự quyết định theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính bằng tiền mặt khi duy trì việc đáp ứng toàn bộ các tỷ lệ theo các năm như sau:
Loại vốn |
Năm thứ nhất |
Năm thứ hai |
Năm thứ ba |
Năm thứ tư trở đi |
CCB |
0,625% |
1,25% |
1,875% |
2,5% |
Vốn lõi cấp 1 (bao gồm CCB) |
5,125% |
5,75% |
6,375% |
7% |
Vốn cấp 1 (bao gồm CCB) |
6,625% |
7,25% |
7,875% |
8,5% |
CAR (bao gồm CCB) |
8,625% |
9,25% |
9,875% |
10,5% |
Trong đó năm thứ nhất:
(i) Là năm ngân hàng bắt đầu áp dụng phương pháp tiêu chuẩn đã đăng ký theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 14/2025/TT-NHNN;
(ii) Là năm ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2025/TT-NHNN;
(iii) Là năm 2030 đối với các trường hợp còn lại.
Mặt khác, ngoài các tỷ lệ nêu trên, ngân hàng thực hiện tỷ lệ bộ đệm vốn phản chu kỳ (Countercyclical capital buffer - CCyB) theo quy định như sau:
- Tỷ lệ bộ đệm vốn phản chu kỳ là phần tỷ lệ vốn lõi cấp 1 còn lại sau khi ngân hàng đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ an toàn vốn (bao gồm tỷ lệ vốn lõi cấp 1, tỷ lệ vốn cấp 1, tỷ lệ an toàn vốn và CCB (nếu có));
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng tỷ lệ CCyB cụ thể trong khoảng từ 0% đến 2,5% khi cần thiết trong từng thời kỳ.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3, 4, 5, 6 Điều 5 Thông tư 14/2025/TT-NHNN.
Công thức tính tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại từ năm 2030
Các tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại từ năm 2030 được xác định như sau:
[1] Công thức xác định tỷ lệ vốn lõi cấp 1:
Tỷ lệ vốn lõi cấp 1 = Vốn lõi cấp 1 / [RWA + 12,5 x (KOR + KMR)] |
[2] Công thức xác định tỷ lệ vốn cấp 1:
Tỷ lệ vốn cấp 1 = Vốn cấp 1 / [RWA + 12,5 x (KOR + KMR)] |
[3] Công thức xác định tỷ lệ an toàn vốn:
Tỷ lệ an toàn vốn = Vốn tự có / [RWA + 12,5 x (KOR + KMR)] |
Trong đó:
- Vốn lõi cấp 1, vốn cấp 1, vốn tự có theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 14/2025/TT-NHNN;
- RWA: Tổng tài sản có rủi ro tín dụng (Risk weighted assets);
- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động (Operational risk capital requirements);
- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường (Market risk capital requirements).
Được biết, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn như sau:
- Ngân hàng thương mại không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ;
- Ngân hàng thương mại có công ty con phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất;
- Khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất:
+ Trường hợp ngân hàng thương mại có công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng thương mại không hợp nhất công ty con này theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng;
+ Tổng tài sản có rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường được tính trên cơ sở số liệu của ngân hàng thương mại và công ty con của ngân hàng thương mại đó theo quy định tại Thông tư 14/2025/TT-NHNN. Trong đó, ngân hàng thương mại phải áp dụng phương pháp tiêu chuẩn để tính tài sản có rủi ro tín dụng của công ty con.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2025/TT-NHNN.
Từ khóa: Tỷ lệ an toàn vốn Ngân hàng thương mại Tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại Thông tư 14/2025/TT-NHNN Tỷ lệ vốn lõi cấp 1 Tỷ lệ vốn cấp 1
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;