Toàn văn Dự thảo Nghị định về học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Bài viết dưới đây sẽ cập nhật toàn văn Dự thảo Nghị định về học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân mới nhất thay thế cho Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Toàn văn Dự thảo Nghị định về học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Hình từ Internet)
Toàn văn Dự thảo Nghị định về học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Cụ thể, Dự thảo Nghị định này được bố cục gồm 6 Chương và 30 Điều, cụ thể:
- Chương I (từ Điều 1 đến Điều 7): Quy định chung, gồm quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ; quy định về phân cấp quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực giáo dục; Nguyên tắc, phương pháp, lộ trình tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục.
- Chương II (từ Điều 8 đến Điều 12): Quy định về học phí, gồm quy định về nguyên tắc xác định học phí; Mức học phí và lộ trình học phí các cấp học: GDMN, GDPT, GDTX, GDNN, GDĐH.
- Chương III (từ Điều 13 đến Điều 14): Quy định về thu, quản lý và sử dụng học phí.
- Chương IV (từ Điều 15 đến Điều 27): Quy định về chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí và hỗ trợ chi phí học tập; Phương thức chi trả, bao gồm:
+ Mục 1 (từ Điều 15 đến Điều 19) : Quy định về đối tượng hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí.
+ Mục 2 (từ Điều 20 đến Điều 23): Quy trình, thủ tục thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và Phương thức chi trả
+ Mục 3 (từ Điều 24 đến Điều 27): Lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí miễn, giảm, hỗ trợ học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
- Chương V (từ Điều 28 đến Điều 29): Quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo khi thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu.
- Chương VI (Điều 30): Điều khoản thi hành.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc ban hành Nghị định mới thay thế cho Nghị định 81/2021/NĐ-CP để rà soát, hoàn thiện quy định pháp lý về học phí, cơ chế miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập để các bộ ngành, địa phương, cơ sở giáo dục có căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2025-2026.
Việc xây dựng Nghị định mới này phải bảo đảm các quan điểm như sau:
- Một là, thể chế hoá các quan điểm chỉ đạo của Đảng tại các Kết luận của Bộ Chính trị về lộ trình tính giá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, cơ chế hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng.
- Hai là, thể chế hóa quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, chính sách, pháp luật của nhà nước về giáo dục, trên cơ sở nguyên tắc “Địa phương quyết định, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” để thực hiện phân quyền, phân cấp.
- Ba là, thực hiện phân quyền, phân cấp trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục nhằm tạo điều kiện để địa phương, cơ sở giáo dục phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao chất lượng đào đạo.
Xem toàn văn Dự thảo Nghị định về học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân TẠI ĐÂY.
Đề xuất khung học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông từ năm học 2025-2026
Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất khung học phí từ năm học 2025-2026 trở đi đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
[1] Năm học 2025-2026 (mức sàn - mức trần):
Vùng |
Mầm non |
Tiểu học |
Trung học cơ sở |
Trung học phổ thông |
Thành thị |
Từ 300 đến 540 |
Từ 300 đến 540 |
Từ 300 đến 650 |
Từ 300 đến 650 |
Nông thôn |
Từ 100 đến 220 |
Từ 100 đến 220 |
Từ 100 đến 270 |
Từ 200 đến 330 |
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi |
Từ 50 đến 110 |
Từ 50 đến 110 |
Từ 50 đến 170 |
Từ 100 đến 220 |
[2] Từ năm học 2026 - 2027 đến năm học 2035-2036, mức trần học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm nhưng không quá 7,5%/năm.
[3] Từ năm học 2036-2037 trở đi, mức trần học phí được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương nhưng tối đa không vượt quá tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm xác định mức học phí so với cùng kỳ năm trước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Lưu ý:
- Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí nêu trên.
- Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí nêu trên.
Từ khóa: Dự thảo Nghị định về học phí Hệ thống giáo dục quốc dân Nghị định về học phí đối với cơ sở giáo dục Học phí Cơ sở giáo dục mầm non Giáo dục phổ thông
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;