Từ vụ đường dây đánh bạc online và rửa tiền nghìn tỷ: Mức phạt tù tội Rửa tiền và tội Đánh bạc online mới nhất theo Bộ luật hình sự?

Tội Rửa tiền và tội Đánh bạc bị xử lý như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự?

Đăng bài: 09:06 25/04/2025

Từ vụ đường dây đánh bạc online và rửa tiền nghìn tỷ: Mức phạt tù tội Rửa tiền mới nhất theo Bộ luật hình sự?

Căn cứ Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 122 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội rửa tiền như sau:

Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, tùy vào mức độ nghiêm trọng và bản chất của hành vi rửa tiền, người vi phạm có thể đối mặt với án tù từ 1 đến 05 năm. Nếu hành vi này rơi vào các trường hợp có tình tiết tăng nặng, mức phạt sẽ dao động từ 05 đến 15 năm tù.

Ngay cả người chuẩn bị phạm tội rửa tiền, cũng chịu hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài án tù, người phạm tội còn có nguy cơ chịu các hình phạt bổ sung như nộp phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 đến 05 năm, thậm chí bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, tùy vào quyết định của tòa án.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng và bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy thuộc mức độ, tính chất của hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại có thể bị phạt bổ sung từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Từ vụ đường dây đánh bạc trên website và rửa tiền nghìn tỷ bị triệt phá: Mức phạt hình sự tội Rửa tiền và tội Đánh bạc trên website theo quy định của Bộ luật hình sự?

Từ vụ đường dây đánh bạc online và rửa tiền nghìn tỷ: Mức phạt tù tội Rửa tiền và tội Đánh bạc online mới nhất theo Bộ luật hình sự? (Hình ảnh Internet)

Từ vụ đường dây đánh bạc online và rửa tiền nghìn tỷ: Mức phạt tù tội Đánh bạc online mới nhất theo Bộ luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), quy định về hành vi đánh bạc như sau: 

Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tại Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

“Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).
Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) và hướng dẫn tại Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018, hành vi đánh bạc trực tuyến có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt nặng hơn so với đánh bạc truyền thống nếu sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để tổ chức hoặc thực hiện hành vi đánh bạc. Cụ thể, người có hành vi đánh bạc trên website thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng các phương tiện như mạng nhắn tin qua điện thoại, email, zalo, viber,... để liên lạc mà không trực tiếp tham gia hoặc tổ chức trò chơi mang tính chất được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến trực tuyến thì không bị coi là hành vi phạm tội theo điểm c khoản 2 Điều 321 và Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015.

9 Huỳnh Ngọc Huy

Từ khóa: tội rửa tiền đường dây đánh bạc trên website và rửa tiền nghìn tỷ đánh bạc trên website vụ đường dây đánh bạc trên website và rửa tiền nghìn tỷ bị triệt phá Tội đánh bạc Đánh bạc rửa tiền

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...