Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình gồm bao nhiêu bước?
Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình như thế nào? Chủ sở hữu công trình xây dựng có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến cơ quan nào?
Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình gồm bao nhiêu bước?
Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình được quy định tại Điều 36 Nghị định 06/2021/NĐ-CP gồm 04 bước:
(1) Lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn.
(2) Tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình.
(3) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn.
(4) Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Theo đó, nội dung đánh giá an toàn công trình quy định tại Điều 37 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm:
(1) Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
(2) Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói, bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn cháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.
(3) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm:
- Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình;
- Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng chuyên ngành;
- Quy định danh mục các công trình phải được cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.
Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình gồm bao nhiêu bước? (hình từ internet)
Chủ sở hữu công trình xây dựng phải gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến cơ quan nào?
Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình quy định tại Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình:
...
c) Tổ chức thẩm tra và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn công trình;
d) Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình;
đ) Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình;
e) Gửi 01 bản báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
g) Lưu trữ hồ sơ đánh giá an toàn vào hồ sơ phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, chủ sở hữu công trình xây dựng phải gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
- Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
Xem thêm: Công trình xây dựng là gì? Loại công trình xây dựng được xác định theo tiêu chí nào theo quy định?
Trường hợp báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình chưa đạt yêu cầu thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về các nhận kết quả đánh giá an toàn công trình như sau:
Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình kiểm tra khối lượng công việc đánh giá an toàn đã thực hiện, xem xét sự phù hợp của báo cáo đánh giá an toàn công trình so với đề cương đánh giá an toàn công trình được phê duyệt và quy định của hợp đồng để xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình.
2. Trường hợp báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình chưa đạt yêu cầu, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình gửi tổ chức kiểm định ý kiến không đồng ý xác nhận bằng văn bản, trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà tổ chức kiểm định phải thực hiện đánh giá lại hoặc đánh giá bổ sung.
...
Như vậy, trường hợp báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình chưa đạt yêu cầu, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình gửi tổ chức kiểm định ý kiến không đồng ý xác nhận bằng văn bản, trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà tổ chức kiểm định phải thực hiện đánh giá lại hoặc đánh giá bổ sung.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];