Trẻ em dưới 06 tuổi có cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không?

Trẻ em dưới 06 tuổi có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không?

Đăng bài: 19:50 06/01/2025

Trẻ em dưới 06 tuổi có cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không?

Căn cứ vào điểm i khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
d) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép;
đ) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
e) Dừng xe, đỗ xe trên điểm đón, trả khách, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;
g) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
h) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
i) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
k) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
...

Như vậy, theo như quy định trên thì trẻ em dưới 06 tuổi không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Xem thêm

>> Mức phạt đối với lỗi không có giấy phép lái xe máy là bao nhiêu?

Trẻ em dưới 06 tuổi có cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không?

Trẻ em dưới 06 tuổi có cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không? (Hình từ Internet)

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn cần có những bộ phận nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 quy định về kết cấu mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có những bộ phận sau:

- Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;

- Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;

- Quai đeo để cố định mũ;

- Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.

Ngoài ra còn có các phụ kiện không bắt buộc như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm, v.v..

Yêu cầu kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm như thế nào?

Căn cứ tại tiểu Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 thì yêu cầu kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm được quy định như sau:

-  Vật liệu chế tạo mũ bảo hiểm phải đảm bảo mũ không thay đổi đáng kể hình dạng và chức năng bảo vệ của mũ do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ và các điều kiện sử dụng khác như: nắng, mưa, bụi, mồ hôi, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, các loại hóa chất, mỹ phẩm...

Quai đeo và khóa mũ phải làm bằng các vật liệu không có khả năng gây thương tổn đến da người sử dụng.

-  Khối lượng mũ, kể cả các bộ phận kèm theo:

+ Đối với mũ che cả đầu, tai và hàm: ≤ 1,5 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và ≤ 1,2 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 1, 2 và 3);

+ Đối với mũ che nửa đầu, mũ che ba phần tư đầu và mũ che cả đầu và tai: không lớn hơn 1,0 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và không lớn hơn 0,8 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 1, 2 và 3).

-  Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận kèm theo phải nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc.

-  Đầu đinh tán không được cao hơn bề mặt phía ngoài của vỏ mũ 2 mm, không được có các gờ cạnh nhọn, sắc. Không được sử dụng các đinh tán có đầu nhọn. Không được sử dụng các bu lông ốc vít bằng kim loại để ghép nối các bộ phận của mũ.

-  Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ của đầu khi thử nghiệm theo 6.4.

-  Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động khi thử nghiệm theo 6.5. Sau khi thử, mũ không được vỡ, tách rời. Gia tốc dội lại khi va đập không được vượt quá giá trị trong Bảng 4.

Bảng 4 - Giá trị chấp nhận của gia tốc dội lại khi thử nghiệm va đập và hấp thụ xung động

Cỡ dạng đầu

Gia tốc dội lại tức thì

Gia tốc dư sau 3 ms

Gia tốc dư sau 6 ms

1 và 2

2 206 m/s2 (225 G)

1 716 m/s2 (175 G)

1 226 m/s(125 G)

3

2 452 m/s2 (250 G)

1 961 m/s2 (200 G)

1 471 m/s2 (150 G)

4, 5, 6, 7, 8, 9

2 940 m/s2 (300 G)

1 961 m/s2 (200 G)

1 471 m/s2 (150 G)

CHÚ THÍCH: Các giá trị gia tốc tính bằng m/s2 được xác định trên cơ sở đơn vị gia tốc trọng trường G = 9.80665 m/s2

-  Mũ phải chịu được phép thử độ bền đâm xuyên theo 6.6. Sau khi thử, đầu đâm xuyên không được chạm vào dạng đầu bên trong mũ.

-  Quai đeo phải chịu được thử nghiệm theo 6.7. Khi thử, độ dịch chuyển của gá móc quai đeo giữa 2 lần đặt tải ban đầu và tải thử nghiệm không được vượt quá 25 mm.

-  Độ ổn định của mũ phải đạt các yêu cầu quy định trong 6.8. Sau khi thử góc giữa đường chuẩn trên vỏ mũ và mặt phẳng chuẩn của dạng đầu không được lớn hơn 30°.

-  Góc nhìn: Kết cấu của mũ phải đảm bảo tầm nhìn của người đi xe máy trong khi sử dụng, cụ thể:

+ Góc nhìn bên phải và bên trái của mũ khi tiến hành đo góc nhìn theo 6.9 không được nhỏ hơn 105°:

+ Góc nhìn phía trên không được nhỏ hơn 7°, góc nhìn phía dưới không được nhỏ hơn 45°.

-  Kính bảo vệ (nếu có), phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Phải chịu được thử nghiệm theo 6.10.1. Sau khi thử, kính không được vỡ, nếu kính bị vỡ, không được có các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 60°:

+ Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm theo 6.10.2 phải phù hợp:

Không được nhỏ hơn 85 % trong trường hợp kính trong suốt, không màu;

Không nhỏ hơn 50 % trong trường hợp kính trong suốt, có màu nhạt. Tuy nhiên trên kính phải có ghi chú thông tin: “Chỉ dùng cho ánh sáng ban ngày".

+ Không được gây ra bất kỳ sự sai khác nào về hình ảnh tới mức có thể nhận thấy được khi nhìn qua kính bảo vệ; không gây ra nhầm lẫn giữa các mầu trên biển báo và đèn tín hiệu giao thông.

-  Mũ có thể có các lỗ thông gió cho đầu người đội mũ. Phần che tai của mũ có thể có các lỗ để nghe.

Xem thêm

>>  Từ 01/01/2026, trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước xe ô tô?

58 Nguyễn Thị Thùy Linh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...