Quyền an tử được hiểu như thế nào? Người nhà, bác sĩ an tử cho bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Quyền an tử được hiểu như thế nào? Việt Nam có quy định quyền an tử chưa? Người nhà hay bác sĩ an tử cho bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của anh Nguyễn Đình Thịnh - Đăk Lăk

Đăng bài: 15:30 06/05/2023

Quyền an tử được hiểu như thế nào? Việt Nam có quy định quyền an tử chưa?

Theo Từ điển Merriam-Webster Online, an tử là “hành động hoặc thực hành giết chết hoặc cho phép cái chết của những cá nhân (như con người hoặc động vật nuôi) bị ốm hoặc chấn thương không còn hy vọng (cứu chữa) theo cách ít đau đớn nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo”.

Một tài liệu khác định nghĩa: “an tử là sự giết chết có chủ ý một người lệ thuộc (“a dependent human being”) bởi hành động hoặc không hành động vì lợi ích được viện ra của người đó”.

Như vậy, có thể hiểu “an tử” là việc chủ ý chấm dứt cuộc sống của một người mà thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo cách ít hoặc không đau đớn vì những lợi ích của người đó.

Đi kèm với an tử là vấn đề “quyền an tử” (hay “quyền được chết” - “right to die”).

Thực tế đây là vấn đề chỉ đặt ra ở các quốc gia hợp pháp hóa an tử, theo đó “quyền an tử” là một quyền nhân thân và được pháp luật ghi nhận một cách chính thức.

Đối với những quốc gia chưa hợp pháp hóa an tử, thì quyền an tử được xem là một quyền thực tế, nghĩa là, nó thể hiện mong muốn của một người muốn được phép quyết định kết thúc cuộc sống của mình (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp); hoặc cũng có thể nó được các nhà lập pháp và các nhà khoa học “ngầm thừa nhận” là một quyền nhân thân.

Hiện nay, tại Việt Nam chưa công nhận "quyền an tử".

Cụ thể Hiến pháp hiện nay không có quy định đề cập đến quyền được chết, mà chỉ nêu rõ về quyền sống tại Điều 19 Hiến pháp 2013 như sau:

“Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Theo đó, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ và không ai có quyền tước đoạt tính mạng trái luật, trừ trường hợp tội phạm chịu hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Quyền an tử được hiểu như thế nào?

Quyền an tử được hiểu như thế nào?  (Hình từ Internet)

Người nhà, bác sĩ an tử cho bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Đối với bác sĩ - người hành nghề khám chữa bệnh có trách nhiệm khám chữa bệnh, cứu người mà không có quyền tước đoạt tính mạng bệnh nhân, cụ thể Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định:

Nghĩa vụ đối với người bệnh

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.

2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.

4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.”

Còn đối với trường hợp người nhà bệnh nhân thực hiện hành vi an tử theo mong muốn của bệnh nhân thì đây vẫn bị xem là hành vi xâm phạm tính mạng người khác trái pháp luật.

Như vậy, dù là bác sĩ hay người nhà bệnh nhân thực hiện an tử cho bệnh nhân đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, dù đã được người bệnh yêu cầu.

Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Dụ dỗ bệnh nhân tự tước đoạt tính mạng của họ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;

b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.

2. Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Theo đó, hành vi dụ dỗ bệnh nhân tự tước đoạt tính mạng của họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

0

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

23/01/2025

Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?

23/01/2025

Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?

23/01/2025

Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

23/01/2025

Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved