Phát động treo Quốc kỳ Việt Nam dịp 30/04 và 01/05: Ý nghĩa của Quốc kỳ lá cờ Việt Nam là gì?
Ý nghĩa của Quốc kỳ lá cờ Việt Nam là gì? khi nào được treo và cách treo quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào?
Phát động treo Quốc kỳ Việt Nam dịp 30/04 và 01/05: Ý nghĩa của Quốc kỳ lá cờ Việt Nam là gì?
Trước thềm diễn ra ngày 30/04 và 01/05 nhiều cơ quan, tổ chức phát động treo Quốc kỳ Việt Nam. Vậy ý nghĩa của Quốc kỳ lá cờ Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013 quy định về Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
1 Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
...
Theo đó, Quốc Kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay còn gọi là "Cờ đỏ sao vàng", "Quốc kỳ Việt Nam" có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Ý nghĩa của lá cờ Tổ quốc Việt Nam với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến.
Lưu ý: thông tin về "Ý nghĩa của Quốc kỳ lá cờ Việt Nam là gì?" chỉ mang tính tham khảo!
Phát động treo Quốc kỳ Việt Nam dịp 30/04 và 01/05: Ý nghĩa của Quốc kỳ lá cờ Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Khi nào được treo và cách treo Quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục A Phần II Điều lệ số 974-TTg năm 1956 quy định về việc dùng Quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ công hòa như sau:
[1] Khi nào thì treo Quốc kỳ
- Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
- Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
+ Tết Nguyên đán dương lịch,
+ Tết Nguyên đán âm lịch,
-+ Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
+ Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
+ Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
+ Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
+ Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.
Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.
- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …
[2] Cách treo Quốc kỳ
- Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,
- Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.
- Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.
- Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
- Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];