Nghị quyết 126: Số lượng đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành chính thức sau sáp nhập tỉnh được Chính phủ thông qua
Nghị quyết 126: Số lượng đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành chính thức sau sáp nhập tỉnh được Chính phủ thông qua
Nghị quyết 126: Số lượng đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành chính thức sau sáp nhập tỉnh được Chính phủ thông qua (Hình từ Internet)
Nghị quyết 126: Số lượng đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành chính thức sau sáp nhập tỉnh được Chính phủ thông qua
Ngày 9/5/2025, tại Nghị quyết 126/NQ-CP, Chính phủ đã thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 theo Tờ trình số 2174 ngày 08/05/2025 của Bộ Nội vụ.
Theo Tờ trình này, sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (sau sắp xếp, nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh), cả nước sẽ có 3.321 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2636 xã, 672 phường và 13 đặc khu.
Trong đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành chính thức sau sáp nhập tỉnh sẽ như sau:
[1] Thành phố Hà Nội: 126 đơn vị hành chính cấp xã mới (75 xã, 51 phường), giảm 400 đơn vị.
[2] Thành phố Hồ Chí Minh (mới): 163 đơn vị hành chính cấp xã mới (112 phường, 50 xã và 1 đặc khu).
[3] Thành phố Hải Phòng (mới): 114 đơn vị hành chính cấp xã mới (67 xã, 45 phường và 2 đặc khu).
[4] Thành phố Huế: 39 đơn vị hành chính cấp xã mới (19 xã, 20 phường).
[5] Thành phố Đà Nẵng (mới): 92 đơn vị hành chính cấp xã (23 phường, 68 xã, 1 đặc khu).
[6] Thành phố Cần Thơ (mới): 95 đơn vị hành chính cấp xã mới (65 xã, 30 phường).
[7] Tỉnh Lai Châu xây dựng 36 phương án sắp xếp 104 đơn vị hành chính cấp xã (92 xã, 5 phường, 7 thị trấn) để hình thành 36 đơn vị hành chính cấp xã mới (34 xã, 2 phường), giảm 68 đơn vị.
[8] Tỉnh Điện Biên: 45 đơn vị hành chính cấp xã mới (42 xã, 3 phường).
[9] Tỉnh Sơn La: 68 đơn vị hành chính cấp xã mới (60 xã, 8 phường).
[10] Tỉnh Lạng Sơn: 65 đơn vị hành chính cấp xã mới (61 xã, 4 phường).
[11] Tỉnh Quảng Ninh: 53 đơn vị hành chính cấp xã mới (30 phường, 21 xã và 2 đặc khu).
[12] Tỉnh Thanh Hóa: 145 đơn vị hành chính cấp xã mới (126 xã, 19 phường).
[13] Tỉnh Nghệ An: 121 đơn vị hành chính cấp xã (110 xã, 11 phường).
[14] Tỉnh Hà Tĩnh: 67 đơn vị hành chính cấp xã mới (58 xã, 9 phường).
[15] Tỉnh Cao Bằng: 56 đơn vị hành chính cấp xã mới (53 xã, 3 phường), giảm 105 đơn vị.
[16] Tỉnh Tuyên Quang (mới): 111 đơn vị hành chính cấp xã mới (7 phường, 104 xã).
[17] Tỉnh Lào Cai (mới): 91 đơn vị hành chính cấp xã mới (10 phường, 81 xã).
[18] Tỉnh Thái Nguyên (mới): 90 đơn vị hành chính cấp xã mới (75 xã, 15 phường).
[19] Tỉnh Phú Thọ (mới): 146 đơn vị hành chính cấp xã mới (131 xã và 15 phường).
[20] Tỉnh Bắc Ninh (mới): 98 đơn vị hành chính cấp xã (33 phường, 65 xã).
[21] Tỉnh Hưng Yên (mới): 104 đơn vị hành chính cấp xã mới (93 xã, 11 phường).
[22] Tỉnh Ninh Bình (mới): 129 đơn vị hành chính cấp xã mới (97 xã và 32 phường).
[23] Tỉnh Quảng Trị (mới): 77 đơn vị hành chính cấp xã mới (68 xã, 8 phường, 1 đặc khu).
[24] Tỉnh Quảng Ngãi (mới): 91 đơn vị hành chính cấp xã mới (81 xã, 9 phường và 1 đặc khu).
[25] Tỉnh Gia Lai (mới): 126 đơn vị hành chính cấp xã mới (101 xã, 25 phường).
[26] Tỉnh Khánh Hòa (mới): 65 đơn vị hành chính cấp xã mới (48 xã, 16 phường, 1 đặc khu).
[27] Tỉnh Lâm Đồng (mới): 120 đơn vị hành chính cấp xã mới (103 xã, 20 phường, 1 đặc khu).
[28] Tỉnh Đắk Lắk (mới): 95 đơn vị hành chính cấp xã mới (81 xã, 14 phường).
[29] Tỉnh Đồng Nai (mới): 88 đơn vị hành chính cấp xã mới (21 phường, 67 xã).
[30] Tỉnh Tây Ninh (mới): 96 đơn vị hành chính cấp xã mới (82 xã, 14 phường).
[31] Tỉnh Vĩnh Long (mới): 120 đơn vị hành chính cấp xã mới (101 xã, 19 phường.
[32] Tỉnh Đồng Tháp (mới): 102 đơn vị hành chính cấp xã mới (82 xã và 20 phường).
[33] Tỉnh Cà Mau (mới): 64 đơn vị hành chính cấp xã mới (55 xã và 9 phường).
[34] Tỉnh An Giang (mới): 96 đơn vị hành chính cấp xã (79 xã, 14 phường, 3 đặc khu).
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Đồng thời tại Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã để bảo đảm có số lượng, quy mô phù hợp, cả nước giảm khoảng 60% đến 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp là xã.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp được đặt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã được quy định như sau:
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
- Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.
Từ khóa: Đơn vị hành chính cấp xã sáp nhập tỉnh Số lượng đơn vị hành chính cấp xã Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 34 tỉnh thành chính thức
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;