Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hành vi chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền? Thẩm quyền xử phạt hành vi chống đối người thi hành công vụ?
Đăng bài: 12:25 03/01/2025
Hành vi chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
...
11. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đặt, để chướng ngại vật, vật cản khác trái phép trên đường bộ; đổ chất gây trơn trượt trên đường bộ; đổ, xả thải, làm rơi vãi hóa chất, chất thải gây mất an toàn giao thông đường bộ;
b) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn, người gây tai nạn giao thông đường bộ hoặc người giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị nạn đi cấp cứu;
c) Hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất tác dụng thiết bị điều khiển, giám sát giao thông đường bộ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
12. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác (theo quy định phải có giấy phép) mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
13. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 64.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi không khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đúng sự thật để trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
14. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Rải vật sắc nhọn trên đường bộ.
15. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 14 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lát xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này buộc phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
17. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 11 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm.
Như vậy, hành vi chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng.
Lưu ý: nếu người thực hiện hành vi chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là người điều khiển phương tiện thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lát xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Xem thêm Quy định mới về phạt vượt đèn đỏ từ 01/01/2025: Khi nào vượt đèn đỏ bị phạt 20 triệu?
Hành vi chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36;
b) Khoản 1, điểm a khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 37;
c) Điều 38;
d) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 39.
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm c, điểm đ khoản 1; điểm d, điểm đ khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm o khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm i, điểm k khoản 4; điểm i, điểm k khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; khoản 9; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12 Điều 6;
b) Điểm e, điểm g, điểm i, điểm k khoản 1; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm k khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;
c) Khoản 2; điểm b, điểm c, điểm đ khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5; điểm c, điểm d, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều 8;
d) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 9;
đ) Khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2 Điều 10;
e) Khoản 1, khoản 2 Điều 11;
g) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 5; điểm c, điểm d khoản 6; khoản 7; khoản 9; khoản 10; điểm a, điểm c khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 12;
h) Điều 15, Điều 17;
i) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm g khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 20;
k) Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 23;
l) Điều 24; Điều 25;
m) Khoản 1, khoản 3 Điều 28;
n) Điều 31; Điều 33; Điều 35; Điều 36.
Do vậy, người có thẩm quyền xử phạt hành vi chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bao gồm:
- Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Nộp tiền phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
- Hình thức 1: Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
- Hình thức 2: Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Hình thức 3: Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo các hình thức trên hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Xem thêm Từ 2025, lái ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP
Năm 2025, sử dụng còi xe trong khoảng thời gian nào thì bị phạt? Trường hợp nào được sử dụng còi xe? Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt người lái xe sử dụng còi xe không đúng quy định không?
Lưu ý chuyển hướng xe khi tham gia giao thông năm 2025? Mức phạt giao thông đối với hành vi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau của xe máy, xe ô tô?
Cơ sở kinh doanh rượu, bia có được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi vào mục đích kinh doanh, quảng cáo rượu, bia không? Địa điểm không uống rượu, bia là những nơi nào?
05 nội dung cơ bản có trong quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề là những nội dung gì? Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được thực hiện những quyền gì?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?
Từ năm 2025, sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người sử dụng điện thoại khi đang lái xe được thực hiện khi nào?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?