Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm kể từ 2025?
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm kể từ 2025? Hành vi gian lận bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là những hành vì gì? Mức xử phạt hành chính đối với những hành vi đó?
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm kể từ 2025?
Căn cứ Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Các loại hình bảo hiểm
1. Các loại hình bảo hiểm bao gồm:
a) Bảo hiểm nhân thọ;
b) Bảo hiểm sức khỏe;
c) Bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Chính phủ quy định chi tiết các nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này..
Như vậy, sẽ có 03 loại hình bảo hiểm kể từ 2025 được quy định như sau:
- Bảo hiểm nhân thọ.
- Bảo hiểm sức khỏe.
- Bảo hiểm phi nhân thọ.
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm kể từ 2025? (Hình từ Internet)
Các hành vi gian lận bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là những hành vi nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, các hành vi gian lận bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ là những hành vi sau đây:
- Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi gian lận bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm với số tiền 200 triệu là bao nhiêu tiền kể từ ngày 15/02/2025?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm
1. Hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; hành vi tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm mà số tiền chiếm đoạt dưới 10.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm mà số tiền chiếm đoạt từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm mà số tiền chiếm đoạt từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm của pháp nhân thương mại thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà số tiền chiếm đoạt dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 400.000.000 đồng hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 9, Điều 10, khoản 2 Điều 11, Điều 12, Điều 14, khoản 2 Điều 15, Điều 16, khoản 2 Điều 18, Điều 20, Điều 21, khoản 2 Điều 22, Điều 24, Điều 25, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 27, Điều 28, Điều 33, khoản 1 Điều 38, Điều 40 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức;
b) Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm;
c) Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
Do vậy, mức xử phạt hành chính đối với các hành vi gian lận bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với tổ chức sẽ là từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng mà số tiền chiếm đoạt là 200 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức và có nhân có hành vi vi phạm còn cần phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Buộc hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt đối với trường hợp vi phạm quy định.
Lưu ý: Nghị định 174/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tìm kiếm liên quan
Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kỳ 1 nào phù hợp cho giáo viên chủ nhiệm? Thời gian làm việc của giáo viên được quy định như thế nào?
Lịch Công giáo 2025 Tháng 1 chi tiết nhất? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định ra sao?
03 lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh 03 miền Bắc, Trung, Nam? Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025 ra sao?
Những câu đối Tết 2025 bốn chữ hay nhất là gì? Làm thế nào để học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập tại các cơ sở giáo dục?
Xem nhiều nhất gần đây
Mẫu viết thư UPU lần thứ 54 như thế nào? Tiền thưởng cuộc thi viết thư UPU có phải đóng thuế TNCN hay không?
Cắt tóc vào ngày tốt sẽ mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Lịch cắt tóc tháng 1 2025: Ngày tốt để cắt tóc tháng 1 2025 và ngày xấu cần tránh?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?
Nghị định 73 quy định cách tính tiền thưởng Tết cho lực lượng vũ trang như thế nào? Làm thế nào để xác định mức thưởng tết âm lịch 2025 cho cán bộ công chức viên chức?
Mẫu banner thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 đẹp, ấn tượng nhất? Ngày này người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 miền bắc chi tiết nhất? Người lao động có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ tết Nguyên Đán 2025 không?
Vi phạm chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi phía trước khi đi xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu? Có bị tạm giữ phương tiện đối với hành vi điều khiển xe máy chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi phía trước không?
Chính thức lịch nghỉ tết 2025 của học sinh, giáo viên 63 tỉnh thành? Khi nào thì học sinh sẽ được học vượt lớp?
Năm 2025, dắt chó chạy theo bằng xe máy có bị phạt không theo Nghị định 168? Người lái xe phải giảm tốc độ khi có vật nuôi đi trên đường?