Bỏ biên chế suốt đời: Thay đổi để phát triển tích cực trong hệ thống cơ quan nhà nước theo đề xuất mới từ Bộ Nội Vụ, cụ thể ra sao?
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội XV đề xuất giữ ngạch công chức để thực hiện cải cách tiền lương, bỏ biên chế suốt đời. Nhiệm vụ tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước của Bộ Nội vụ gồm các nội dung nào?
Bỏ biên chế suốt đời: Thay đổi để phát triển tích cực trong hệ thống cơ quan nhà nước theo đề xuất mới từ Bộ Nội Vụ?
Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV vào chiều ngày 7/5 với nhiều nội dung quan trọng được Quốc hội hội thảo. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đưa ra một số ý kiến liên quan đến việc giữ ngạch công chức để thực hiện cải cách tiền lương, bỏ biên chế suốt đời.
Theo Bộ trưởng, đây là dịp để thay đổi toàn diện tư duy, triết lý cho nền công vụ và công chức nước ta. Trong đó, xác lập rất rõ vị trí việc làm vì đó sẽ là công cụ, sợi chỉ xuyên suốt, là trung tâm, cốt lõi trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật.
Trong lần sửa đổi Luật Cán bộ, công chức đợt này vẫn giữ ngạch công chức trong vị trí việc làm. Đây được xem là công cụ kỹ thuật để phân định thứ bậc cho công vụ của nước ta, nếu bỏ đi sẽ rất khó phân định. "Chúng ta vẫn giữ ngạch để triển khai và thực hiện cải cách tiền lương. Nếu bỏ ngạch công chức đi sẽ rất khó thiết kế các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách", Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, phải khắc phục được tư duy biên chế suốt đời. Vì vậy phải thiết kế “có vào, có ra”, dứt điểm xóa bỏ biên chế suốt đời. Muốn như vậy phải thực hiện 2 công cụ gồm đánh giá trên cơ sở vị trí việc làm và sử dụng cơ chế hợp đồng (hợp đồng chuyên gia, nhà khoa học, vị trí việc làm). Đây là một xu hướng chung trên thế giới. "Tới đây sẽ có ban hành nghị định riêng về đánh giá, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung".
Bỏ biên chế suốt đời, đặt KPI công việc (Hình từ internet)
Nhiệm vụ tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước của Bộ Nội vụ gồm các nội dung nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước:
+ Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; đề án về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);
+ Thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đề án và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;
+ Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành;
+ Hướng dẫn việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Hướng dẫn xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Xem thêm
- Đề xuất bỏ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thống nhất ở cấp quốc gia
- Bộ Nội vụ: Dự kiến sẽ đánh giá công chức bằng KPI? Chính thức chuyển 100% biên chế cán bộ công chức cấp huyện về cấp xã, cụ thể ra sao?
- Xử lý dứt điểm đối với cán bộ công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021?
Từ khóa: Cán bộ công chức Bỏ biên chế suốt đời ngạch công chức Giải thể bộ đơn vị sự nghiệp công lập Cải cách tiền lương
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;