Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào kể từ 2025?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân? Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án như thế nào? Nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Tòa án không?
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào kể từ 2025?
Căn cứ Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về 10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân như sau:
(1) Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
(2) Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
(3) Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
(4) Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
(5) Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
(6) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
(7) Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
(8) Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
(9) Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
(10) Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Xem thêm Tòa án nhân dân thực hiện quyền gì trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào kể từ 2025? (Hình từ Internet)
Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, người có chức danh tư pháp khác của Tòa án và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp, tác động trái pháp luật vào hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài Tòa án có hành vi quy định tại khoản này thì Thẩm phán, Hội thẩm, người có chức danh tư pháp khác của Tòa án phải báo cáo ngay với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để kịp thời giải quyết, xử lý.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của Thẩm phán, Hội thẩm, người có chức danh tư pháp khác của Tòa án hoặc những người thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống Thẩm phán, Hội thẩm, người có chức danh tư pháp khác, công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án.
4. Người có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc thực hiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án được quy định như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, người có chức danh tư pháp khác của Tòa án và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
- Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp, tác động trái pháp luật vào hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài Tòa án có hành vi quy định tại khoản này thì Thẩm phán, Hội thẩm, người có chức danh tư pháp khác của Tòa án phải báo cáo ngay với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để kịp thời giải quyết, xử lý.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của Thẩm phán, Hội thẩm, người có chức danh tư pháp khác của Tòa án hoặc những người thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống Thẩm phán, Hội thẩm, người có chức danh tư pháp khác, công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án.
- Người có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 18 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hoạt động của tòa án có phải chịu sự giám sát của nhân dân hay không?
Căn cứ Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
1. Nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án và thực hiện các quyền yêu cầu, đề nghị, kiến nghị với Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của Tòa án theo quy định của luật. Việc giám sát hoạt động của Tòa án để bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án; bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Tòa án, việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm.
Theo đó, nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án và thực hiện các quyền yêu cầu, đề nghị, kiến nghị với Tòa án.
Xem thêm Kế hoạch thi đua khen thưởng năm 2025 trong Tòa án nhân dân
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];