Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động 2025
Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động 2025. Ai có thẩm quyền quản lý Quỹ quốc gia về việc làm?
Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động 2025
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục II Quyết định 636/QĐ-BNV năm 2025 quy định về thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người lao động có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án;
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án phê duyệt;
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
(2) Cách thức thực hiện: Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án.
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP;
+ Bản sao của một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
(4) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
(5) Đối tượng thực hiện: cá nhân (người lao động).
(6) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội);
- Uỷ ban nhân dân cấp xã.
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Hồ sơ vay vốn hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không đủ điều kiện vay vốn.
(8) Phí, lệ phí: Không.
(9) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP).
(10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Yêu cầu: dự án thuộc nguồn vốn do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
- Điều kiện: cá nhân có nhu cầu vay vốn đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
+ Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
(11) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
- Nghị định 129/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về "Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động 2025"
Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động 2025 (Hình ảnh Internet)
Ai có thẩm quyền quản lý Quỹ quốc gia về việc làm?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền quản lý Quỹ quốc gia về việc làm như sau:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ quốc gia về việc làm
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình) được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP.
- Quỹ được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nguyên tắc cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định 03 nguyên tắc cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm như sau:
- Bảo đảm đúng đối tượng, vì mục tiêu hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
- Bảo toàn vốn.
- Thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch.
Xem thêm
Từ khóa: Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm Quỹ quốc gia về việc làm Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động 2025 Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm Người lao động Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;