Quy định về đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân?
Quy định về đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân? Mức xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ công chức từ ngày 01/01/2026?
Quy định về đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân?
Căn cứ Mục 3 Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định về đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức như sau:
(1) Đối với đạo đức công vụ
- Cán bộ, công chức phải có đạo đức trong sáng, mẫu mực, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong thực thi công vụ.
- Cán bộ, công chức phải yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân. Cán bộ, công chức phải có bản lĩnh, tinh thần đổi mới, sáng tạo, hội nhập quốc tế; đoàn kết, kỷ luật, kỷ cương trong công vụ; gương mẫu, không ngừng tu dưỡng, học tập suốt đời.
(2) Đối với văn hóa giao tiếp
- Văn hóa giao tiếp ở công sở:
+ Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp;
+ Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá đồng nghiệp.
- Văn hóa giao tiếp với Nhân dân:
+ Khi thi hành công vụ phải đeo huy hiệu, phù hiệu, cấp hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp;
+ Cán bộ, công chức phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và gần gũi với Nhân dân; nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc;
+ Nghiêm cấm hành vi hách dịch, cửa quyền, thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thi hành công vụ.
Trên đây là thông tin về "Quy định về đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân"
Quy định về đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân? (Hình ảnh Internet)
Mức xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ công chức từ ngày 01/01/2026?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định như sau:
Xếp loại chất lượng
1. Căn cứ vào kết quả theo dõi, đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng hằng năm theo các mức sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả xếp loại chất lượng phải được thông báo đến cá nhân công chức, công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được lưu vào hồ sơ công chức.
Như vậy, theo quy định mới, công chức được xếp loại chất lượng hằng năm theo 04 mức sau:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ.
Nhà nước có cơ chế gì để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ?
Căn cứ Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ như sau:
- Nhà nước có cơ chế đặc biệt để thu hút chuyên gia, nhà khoa học, luật gia, luật sư giỏi, doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và nguồn nhân lực chất lượng cao khác vào làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; chính sách trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Người có tài năng trong hoạt động công vụ là cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân; có năng lực chuyên môn, kỹ năng vượt trội thể hiện qua giải quyết công việc; có tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đạt được những thành tích nổi bật trong hoạt động công vụ thể hiện bằng kết quả, sản phẩm cụ thể, mang lại giá trị, hiệu quả cao cho tổ chức, ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc địa phương.
- Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2025.
- Căn cứ vào quy định của Chính phủ và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chiến lược, trọng tâm của quốc gia, địa phương, người đứng đầu Bộ, ngành, cơ quan trung ương hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định ngành, lĩnh vực cần ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong từng giai đoạn và quyết định chính sách đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2025 thuộc phạm vi quản lý phù hợp với khả năng ngân sách và thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2025; Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương được huy động các nguồn hợp pháp khác để thực hiện chính sách.
>> Xem đó: Nghị định 172/2025/NĐ-CP: Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức từ 01/7/2025
Từ khóa: Đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức Quy định về đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân Đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân Đạo đức và văn hóa giao tiếp Cán bộ công chức Với nhân dân
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;