Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Buôn bán đồ chơi tình dục ở Việt Nam được pháp luật điều chỉnh như thế nào?
Những năm gần đây khi nền văn hóa mở giúp chúng ta học hỏi tiếp thu được nhiều thứ văn hóa nước ngoài. Một trong số đó là những quan điểm, suy nghĩ rất cởi mở và thẳng thắn về tình dục. Liên quan tới hiện tượng đó, bây giờ ra đường chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một vài lần thấy những cửa hàng trưng bày và kinh doanh các sản phẩm là đồ chơi tình dục. Một câu hỏi được đặt ra là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh đó như thế nào? Liệu việc buôn bán đồ chơi tình dục có bị cấm hay không? Hãy cùng tìm hiểu…
1. Không phải là ngành nghề bị cấm
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 thì có thể thấy, danh sách các ngành nghề kinh doanh bị cấm không xuất hiện tên ngành nghề liên quan tới việc buôn bán đồ chơi tình dục.
- Bên cạnh đó, Điều 33 của Hiến pháp 2013 quy định, công dân được phép tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Từ hai căn cứ trên, có thể kết luận việc buôn bán đồ chơi tình dục là hoạt động kinh doanh không bị cấm bởi pháp luật Việt Nam.
Video bài viết: Buôn bán đồ chơi tình dục ở Việt Nam được pháp luật điều chỉnh như thế nào?
Những quy định pháp luật khác điều chỉnh như thế nào?
Có thể thấy, việc buôn bán đồ chơi tình dục không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên hoạt động buôn bán đồ chơi tình dục phải cẩn trọng và lưu ý những quy định pháp luật có liên quan. Cụ thể:
Thứ nhất, về nguồn gốc xuất xứ.
Những sản phẩm là đồ chơi tình dục được đem bán ra thị trường phải là những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc sản xuất phải được kiểm định đúng theo quy định của pháp luật. Nếu là sản phẩm nhập khẩu thì hóa đơn, chứng từ hải quan phải được thực hiện đúng trình tự theo quy định pháp luật. Nếu kinh doanh những đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Mức xử phạt tối đa có thể lên đến 40 triệu đồng.
Thứ hai, về bao bì mẫu mã của sản phẩm
Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 có quy định về việc xử phạt với hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
Quy định này được hiểu rằng, nếu những sản phẩm là đồ chơi tình dục được bày bán ra thị trường phải đáp ứng điều kiện nhất định. Theo đó trên bao bì, nhãn mác sản phẩm không được có những chữ viết, dấu hiệu, hình vẽ có tính chất dung tục gây phương hại đến văn hóa, đạo đức, lối sống.
Đồ chơi tình dục là những sản phẩm có tính chất nhạy cảm, v ì tình dục là vấn liên quan tới đời sống riêng tư của công dân. Cho nên rất dễ mắc phải lỗi theo quy định trên vì những hình ảnh của sản phẩm bản chất nó đã có sự khơi gợi những vấn đề tế nhị. Cho nên ranh giới của việc vi phạm và không vi phạm quy định trên đôi khi là rất mong manh. Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào quy định cụ thể như thế nào là đạo đức lối sống, bản sắc văn hóa cho nên việc điều chỉnh và xử phạt đôi khi gặp nhiều trở ngại. Cho nên tốt nhất trong trường hợp buôn bán đồ chơi tình dục thì tốt nhất nhà kinh doanh cần lưu ý về vấn đề trưng bày, không nên trưng bày những sản phẩm một cách “trần trụi” mà nên trưng bày trong cả bao bì sản phẩm. Và không kinh doanh những đồ chơi mà trên bao bì đó có những hình ảnh, từ ngữ dung tục.
Tóm lại, để tránh rủi ro pháp lý, tốt nhất các cá nhân/tô chức kinh doanh sản phẩm này cần lưu ý 02 vấn đề:
- Sản xuất/Nhập khẩu hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không buôn bán những sản phẩm có hình ảnh, bao bì thô tục. Không nên trưng bày sản phẩm một cách “trần trụi” mà nên trưng bày trong bao bì của nhà sản xuất.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?