Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị thương hoặc hy sinh có được công nhận là thương binh liệt sỹ không?

Người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị thương hoặc hy sinh có được công nhận là thương binh liệt sỹ không? Hồ sơ thủ tục công nhận thương binh; công nhận liệt sĩ

Đăng bài: 10:10 12/07/2025

Người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị thương hoặc hy sinh có được công nhận là thương binh liệt sỹ không?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 198/2025/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục công nhận người hưởng chính sách như thương binh; công nhận liệt sĩ
1. Người lao động trong thời gian được huy động tham gia hoạt động phòng không nhân dân nếu bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng; Điều 34 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết, biện pháp thi hành Pháp lệnh về Ưu đãi người có công với cách mạng thì được xem xét, công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nếu bị chết thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14; Điều 14 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP thì được xem xét, công nhận liệt sĩ.

Theo quy định, người lao động trong thời gian được huy động tham gia hoạt động phòng không nhân dân nếu bị thương được xem xét, công nhận thương binh, hưởng chính sách như thương binh nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định các trường hợp như sau:

- Bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

+ Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

+ Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

+ Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

+ Làm nghĩa vụ quốc tế;

+ Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

+ Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

+ Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

+ Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

+ Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

=> Như vậy, người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị thương thì được xem xét, công nhận thương binh, hưởng chính sách như thương binh nếu thuộc một trong các trường hợp vừa được nêu trên.

Bên cạnh đó, trường hợp người lao động trong thời gian được huy động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị chết thì được xem xét, công nhận liệt sĩ nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định các trường hợp như sau:

- Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sỹ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

+ Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;

+ Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

+ Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

+ Làm nghĩa vụ quốc tế;

+ Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

+ Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

+ Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

+ Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

+ Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;

+ Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;

+ Mất tích trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.

=> Như vậy, người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị chết thì được xem xét, công nhận liệt sĩ nếu thuộc một trong các trường hợp vừa được nêu trên.

Người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị thương hoặc hy sinh có được công nhận là thương binh, liệt sỹ không?

Người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị thương hoặc hy sinh có được công nhận là thương binh liệt sỹ không? (Hình ảnh Internet)

Hồ sơ thủ tục công nhận liệt sĩ được thực hiện ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 198/2025/NĐ-CP và khoản 2 Điều 18 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ thực hiện như sau:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 16 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 Điều 16 Nghị định 131/2021/NĐ-CP trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP; có văn bản kèm theo các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP chuyển đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 131/2021/NĐ-CP trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và gửi văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.

Hồ sơ thủ tục thực hiện công nhận người hưởng chính sách như thương binh được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 198/2025/NĐ-CP và khoản 2 Điều 39 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị công nhận người hưởng chính sách như thương binh được thực hiện như sau:

- Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 36 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

- Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương theo Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật, gửi biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm:

+ Ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên

++ Hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%.

+ Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.

Đồng thời cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP .

Xem thêm

Từ khóa: Hoạt động phòng không nhân dân Người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân Bị thương hoặc hy sinh Được công nhận là thương binh liệt sỹ không Thương binh liệt sỹ Công nhận là thương binh liệt sỹ Người lao động tham gia hoạt động phòng không nhân dân bị thương hoặc hy sinh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...