Nghị định 170 có trường hợp nào được tính thêm thời gian công tác để xếp lương?
Từ ngày 1/7/2025, tính thêm thời gian công tác để xếp lương ở ngạch công chức tương ứng trong trường hợp nào tại Nghị định 170?
Nghị định 170 có trường hợp nào được tính thêm thời gian công tác để xếp lương?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định xếp lương đối với người được tuyển dụng vào công chức đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Xếp lương đối với người được tuyển dụng vào công chức đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức theo quy định tại Nghị định này đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật phù hợp với yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), được bố trí làm công việc theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác đó được tính làm căn cứ để xếp lương ở ngạch công chức tương ứng theo vị trí việc làm được tuyển dụng.
Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết Điều này.
Như vậy, người được tuyển dụng vào công chức có thể được tính thêm thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để làm căn cứ xếp lương, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có thời gian công tác đúng quy định của pháp luật;
- Phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí công chức được tuyển dụng;
- Trong thời gian công tác đó, đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Trường hợp thời gian công tác không liên tục, nhưng chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì vẫn được cộng dồn);
- Được bố trí làm đúng công việc chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, thời gian công tác trước đó sẽ được tính làm căn cứ để xếp lương tại ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm mới. Bộ Nội vụ sẽ có hướng dẫn chi tiết để triển khai thực hiện nội dung này.
Nghị định 170 có trường hợp nào được tính thêm thời gian công tác để xếp lương?
Cách tính trợ cấp thôi việc cho công chức khi có tháng lẻ trong thời gian làm việc?
Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với công chức tự nguyện xin thôi việc hoặc bị cho thôi việc như sau:
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
1. Thời gian được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu thời gian đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc tại hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao;
d) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
e) Thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
g) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
h) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
Theo đó, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của công chức nếu có tháng lẻ thì tính như sau:
- Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
- Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
- Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
Công chức còn bao nhiêu thời gian công tác thì được luân chuyển theo quy định mới?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định công chức phải đủ điều kiện sau thì được luân chuyển:
- Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và triển vọng phát triển.
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển.
- Còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí không phải người địa phương hoặc không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác theo thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Theo đó, công chức được luân chuyển khi còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí không phải người địa phương hoặc không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác theo thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Từ khóa: Nghị định 170 Thời gian công tác Tính thêm thời gian công tác Trợ cấp thôi việc Cách tính trợ cấp thôi việc Tính thêm thời gian công tác để xếp lương
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;