Nghị định 158 năm 2025: Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Nghị định 158 năm 2025: Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Nghị định 158 năm 2025: Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Ngày 25/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về bảo hiểm xã hội bắt buộc, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 158/2025/NĐ-CP, việc điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và được quy định chi tiết như sau:
(1) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của từng năm x Hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của năm tương ứng
Hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn đến hai chữ số thập phân và mức thấp nhất bằng 1 (một).
b) Hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
(2) Trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tính theo gốc so sánh bình quân năm 1994 do Cục Thống kê, Bộ Tài chính cung cấp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại mục (1) nêu trên.
Nghị định 158 năm 2025: Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu phần trăm tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định như sau:
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo đó, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có:
- 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Nhà nước có những chính sách nào đối với bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Nhà nước có những chính sách sau đây đối với bảo hiểm xã hội:
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm trợ cấp hưu trí xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung nhằm để hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; có chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bị mất việc làm.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm các chế độ của trợ cấp hưu trí xã hội và một số chế độ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Bảo hộ, bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.
- Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Khuyến khích các địa phương tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
- Hoàn thiện pháp luật và chính sách về bảo hiểm xã hội; phát triển hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch và hiệu quả; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, giao dịch điện tử, yêu cầu quản lý về bảo hiểm xã hội.
- Bên cạnh đó còn khuyến khích tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Từ khóa: Nghị định 158 Nghị định 158 năm 2025 Điều chỉnh tiền lương Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;