Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? Thời gian hưởng chế độ khai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con?

Đăng bài: 09:45 13/12/2024

Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Căn cứ Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
2. Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
3. Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
4. Đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 của Luật này. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.

Như vậy, lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con thì thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản.

Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? (Hình từ Internet)

Thời gian được hưởng chế độ khai sản đối với lao động nam đang tham gia BHXH bắt buộc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 139 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Lao động thì được hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả và tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo mức quy định tại Điều 59 của Luật này; người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian người lao động trở lại làm việc.
2. Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;
d) Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.
3. Ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều này phải trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày vợ sinh con, trường hợp người lao động nghỉ nhiều lần thì ngày bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng phải trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số thai bao gồm cả con sống, con chết và thai chết.
5. Trường hợp chỉ có mẹ hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để chăm sóc con đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
6. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định tại khoản 5 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng trợ cấp thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ kể từ ngày liền kề sau ngày người mẹ chết theo quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
8. Đối với trường hợp lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, lao động nữ nhờ mang thai hộ thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với các trường hợp khác mà có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
9. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Do vậy, thời gian được hưởng chế độ khai sản đối với lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được quy định như sau:

- 05 ngày làm việc;

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;

- Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.

Hồ sơ đề nghị nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản
...
5. Hồ sơ đề nghị nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc hưởng trợ cấp một lần đối với lao động nam khi vợ sinh con là bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; trường hợp giấy chứng sinh không thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì cần thêm bản chính hoặc bản sao văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ có thể hiện thông tin về con chết.

Chính vì vậy, hồ sơ đề nghị nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con được quy định như sau:

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

- Trường hợp giấy chứng sinh không thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì cần thêm bản chính hoặc bản sao văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.

- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ có thể hiện thông tin về con chết.

14

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

22/01/2025

Vợ sinh con nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chồng có được hưởng chế độ thai sản không? Người chồng tham gia BHXH trên một năm.

22/01/2025

Có được nghỉ bù khi nghỉ thai sản trùng vào dịp Tết?

22/01/2025

Bên anh có trường hợp 1 bạn là nam nghỉ thai sản vợ sinh mổ hưởng bhxh 7 ngày. Nhưng ngày nghỉ trùng với 1/1/2023 thì có được nghỉ bù ngày lễ không em ?

22/01/2025

Bên chị có một lao động nữ bị sẩy thai, không biết bên doanh nghiệp hay là bên bảo hiểm sẽ có hỗ trợ gì, chế độ gì cho người này không?

10/01/2025

Trường hợp cán bộ công chức viên chức được hưởng chế độ thai sản từ 01/07/2025? Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

21/12/2024

Chế độ thai sản đối với lao động nam có yêu cầu gì về điều kiện hưởng? Chế độ thai sản đối với lao động nam kéo dài bao lâu?

18/12/2024

Từ ngày 01/07/2025 có được hưởng chế độ thai sản không đối với lao động nữ mang thai hộ không? Quy định về chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ?

23/01/2025

Mùng 1 quét ra, mùng 3 quét vào: Ý nghĩa hay phong tục trong ngày Tết? Người lao động thử việc khi nghỉ Tết có được hưởng nguyên lương hay không?

23/01/2025

Ngày tảo mộ năm 2025 vào ngày nào là tốt nhất? Người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù hay không?

23/01/2025

Ngày 25 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 25 tháng Chạp có được xem là ngày lễ chính thức theo pháp luật? Người lao động có được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 25 tháng Chạp không?

23/01/2025

11 điều không nên làm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 mà người sử dụng lao động cần chú ý? Người sử dụng lao động muốn người lao động làm thêm giờ cần đáp ứng được điều kiện gì theo quy định?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved