Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động là làm việc không có quan hệ lao động đúng không?
Người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động là người làm việc không có quan hệ lao động là đúng không?
Đăng bài: 18:55 30/12/2024
Làm việc không có quan hệ lao động là làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động đúng không?
Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
6. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
...
Theo đó, quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
Và làm việc không có quan hệ lao động là làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
Xem thêm
>>>Người làm việc không có quan hệ lao động là gì?
Làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động là làm việc không có quan hệ lao động đúng không? (Hình từ Internet)
Nhà nước có bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người làm việc không có quan hệ lao động không?
Căn cứ theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Theo quy định thì Nhà nước sẽ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người làm việc không có quan hệ lao động.
Mới
>>>Làm việc tại đại lý thuế thì nhân viên đại lý thuế phải có phải ký hợp đồng lao động không?
Thúc đẩy việc áp dụng quy định Bộ luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động là nội dung quản lý nhà nước về lao động đúng không?
Căn cứ theo Điều 212 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về lao động
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động.
2. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
3. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động.
4. Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
6. Hợp tác quốc tế về lao động.
Theo đó, thúc đẩy việc áp dụng quy định Bộ luật Lao động 2019 đối với người làm việc không có quan hệ lao động là một trong các nội dung quản lý nhà nước về lao động.
Bài viết liên quan
Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động phải bao gồm các nội dung nào? Những ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?
Người lao động hưởng lương phù hợp với trình độ trên cơ sở thỏa thuận đúng không? Hình thức nhận lương của người lao động như thế nào?
Giao kết hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mà các bên tuân thủ là gì? Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật là như thế nào?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa những ai và về những vấn đề gì? Hợp đồng lao động phải có nội dung và hình thức như thế nào?
Đâu là ngành nghề bị cấm? Ký hợp đồng lao động với công việc đòi nợ sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động? Chính sách Nhà nước về lao động như thế nào? Trường hợp nào người lao động được từ chối làm việc trong quá trình thực hiện công việc?
06 phương thức đóng bhxh tự nguyện dành cho người lao động kể từ 01/7/2025? Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dành cho người lao động bao gồm giấy tờ gì?
Tranh chấp lao động là tranh chấp giữa những ai? 05 nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động? Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động như thế nào?
Thời gian nghỉ sinh con được tính vào thời gian tập sự viên chức không? Chọn người hướng dẫn tập sự viên chức có cần điều kiện gì không?
Lao động nữ mang thai hộ có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật không?
Lao động nữ mang thai hộ có được quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không?
Xem nhiều nhất gần đây
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Thiệp chúc mừng năm mới 2025 đơn giản, đẹp? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
Từ năm 2025, sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người sử dụng điện thoại khi đang lái xe được thực hiện khi nào?
Làm sao để vận dụng tử vi 12 con giáp năm 2025 để định hướng cuộc sống và nắm bắt cơ hội thành công? Dự đoán năm 2025 của 12 con giáp như thế nào?
Tham gia đội ngũ kế toán tổng hợp nội bộ (internal general accountant) với cơ hội phát triển sự nghiệp, đào tạo và mức đãi ngộ hấp dẫn. Khám phá ngay!
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
03 hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông?
Ngày 26/12/2024, Chính Phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?