Có những hình thức xử phạt bổ sung nào đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định mới nhất 2025?
Có những hình thức xử phạt bổ sung nào đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định mới nhất 2025? Xây dựng quan hệ lao động được thực hiện thế nào theo quy định hiện nay?
Có những hình thức xử phạt bổ sung nào đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực lao động như sau:
(1) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
(2) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là: Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ giả mạo;
(3) Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
(4) Đình chỉ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
(5) Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng;
(6) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;
(7) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc từ 12 tháng đến 24 tháng;
(8) Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng;
(9) Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
(10) Đình chỉ các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam 2020 đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 06 tháng đến 12 tháng;
(11) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;
(12) Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
(13) Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP còn quy định rõ: "Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền."
Các hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm trong lĩnh vực lao động (Hinh từ internet)
Tổ chức nào bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định12/2022/NĐ-CP quy định tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Đơn vị sự nghiệp;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;
+ Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Tổ chức phi chính phủ;
+ Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
+ Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.
Xây dựng quan hệ lao động được thực hiện thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 7 Bộ luật lao động 2019 quy định xây dựng quan hệ lao động như sau:
[1] Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
[2] Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[3] Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
[4] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Xem thêm:
Từ khóa: Hình thức xử phạt bổ sung Vi phạm hành chính Lĩnh vực lao động Người lao động nước ngoài Quan hệ lao động
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;