Bổ sung quy định phản biện xã hội của Công đoàn từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Phản biện xã hội của Công đoàn từ ngày 1/7/2025 được quy định như thế nào? Chi tiết hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại Doanh nghiệp từ ngày 1/7/2025 gồm những gì?
Phản biện xã hội của Công đoàn từ ngày 1/7/2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Công đoàn 2024 quy định phản biện xã hội của Công đoàn như sau:
[1] Công đoàn có quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến, phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động.
Ý kiến phản biện xã hội của Công đoàn được nghiên cứu tiếp thu, giải trình theo quy định của pháp luật.
[2] Công đoàn có trách nhiệm đề xuất nội dung và thực hiện phản biện xã hội theo quy định Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Phản biệt xã hội của Công đoàn từ ngày 1/7/2025 (Hình từ internet)
Người sử dụng lao động có những trách nhiệm gì với Công đoàn?
Căn cứ Điều 25 Luật Công đoàn 2024 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Công đoàn như sau:
[1] Thừa nhận, tôn trọng, tạo điều kiện và không cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp để thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
[2] Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
[3] Phối hợp với công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mình xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa hai bên.
[4] Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
[5] Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
[6] Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
[7] Lấy ý kiến của Công đoàn trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
[8] Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật.
[9] Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và đóng kinh phí công đoàn theo quy định Luật Công đoàn 2024
Chi tiết hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại Doanh nghiệp từ ngày 1/7/2025 gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2024 quy định hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị gia nhập Công đoàn Việt Nam
(2) Bản sao các văn bản thể hiện tính hợp pháp của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
(3) Văn bản thể hiện việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam; thể thức thông qua quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động
(4) Danh sách có chữ ký của thành viên tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;
(5) Văn bản, thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc giải quyết các quyền, nghĩa vụ của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và thành viên của tổ chức mình có liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 6 Luật Công đoàn 2024 còn quy định trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam cụ thể như sau:
+ Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2024 đến công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có thẩm quyền
+ Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2024, công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có thẩm quyền xem xét, công nhận việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam
Trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Lưu ý khi được công nhận việc gia nhập Công đoàn Việt Nam thì:
+ Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đương nhiên chấm dứt hoạt động với tư cách tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có trách nhiệm thông báo kết quả công nhận cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký để thu hồi đăng ký đã cấp
+ Người lao động là thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tự nguyện và đủ điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì được công nhận là đoàn viên công đoàn;
+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn 2024
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Luật Công đoàn 2024
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025
Xem thêm
- Sửa đổi bổ sung các hành vi bị cấm trong hoạt động Công đoàn từ ngày 1/7/2025? Khi nào người lao động được công nhận là đoàn viên công đoàn?
- Quyền lợi của người lao động khi gia nhập Công đoàn Việt Nam tại doanh nghiệp từ ngày 01/7/2025? Doanh nghiệp có trách nhiệm gì đối với Công Đoàn?
- Từ ngày 1/7/2025 người lao động nước ngoài sẽ được tham gia Công đoàn? Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên khi gia nhập Công đoàn là gì?
Từ khóa: Công đoàn Việt Nam Gia nhập Công đoàn Việt Nam Phản biện xã hội của Công đoàn Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp Đoàn viên công đoàn Kinh phí công đoàn Hoạt động công đoàn
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;