Người lao động tham gia xuất khẩu lao động có được nhận lại tiền ký quỹ không? Nhà nước có chính sách gì với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Người lao động tham gia xuất khẩu lao động có được nhận lại tiền ký quỹ không? Nhà nước có những chính sách gì đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Tiền ký quỹ là gì?
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. (Căn cứ khoản 1 Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015)
Theo Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ như sau:
Việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ
1. Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).
Như vậy, tiền ký quỹ được hiểu khoản tiền dùng để ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Người lao động tham gia xuất khẩu lao động có được nhận lại tiền ký quỹ không? Nhà nước có những chính sách gì đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? (Hình internet)
Người lao động tham gia xuất khẩu lao động có được nhận lại tiền ký quỹ không?
Theo Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về tiền ký quỹ của người lao động như sau:
Tiền ký quỹ của người lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ để bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc gửi tiền ký quỹ vào tài khoản phong tỏa của người lao động tại ngân hàng.
3. Người lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trưòng hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.
4. Trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc doanh nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ, người lao động có quyền kiến nghị đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, việc quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ.
Như vậy, người lao động tham gia xuất khẩu lao động được nhận lại tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng xuất khẩu lao động.
Nhà nước có những chính sách gì đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Theo Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định thì các chính sách của Nhà nước về người lao động đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng như sau:
[1] Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
[2] Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
[3] Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
[4] Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.
[5] Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.
Xem thêm
- Cấm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại các khu vực nào?
- colab gov vn lịch thi 2025 theo chương trình EPS? Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc?
- Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động năm 2025 trước khi đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài
Từ khóa: người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài Xuất khẩu lao động tham gia xuất khẩu lao động tiền ký quỹ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 Tiền ký quỹ của người lao động
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;