Hệ số trượt giá BHXH là gì? Chi tiết bảng hệ số trượt giá BHXH mới nhất năm 2025?
Hệ số trượt giá BHXH là gì? Chi tiết bảng hệ số trượt giá BHXH mới nhất năm 2025 ra sao?
Hệ số trượt giá BHXH là gì?
Hệ số trượt giá BHXH là tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH. Nói một cách khác là hệ số trượt giá giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.
Hệ số trượt giá BHXH có ý nghĩa quan trọng trong việc bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 158/2025/NĐ-CP thì hệ số trượt giá BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của năm t |
= |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân năm 1994 |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm t tính theo gốc so sánh bình quân năm 1994 |
Trong đó:
t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
Hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn đến hai chữ số thập phân và mức thấp nhất bằng 1 (một).
Lưu ý: Hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
Hệ số trượt giá BHXH là gì? Chi tiết bảng hệ số trượt giá BHXH mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Chi tiết bảng hệ số trượt giá BHXH mới nhất năm 2025?
Chi tiết bảng hệ số trượt giá BHXH mới nhất năm 2025 như sau:
(1) Hệ số trượt giá tiền lương đóng bảo hiểm xã hội:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
Mức điều chỉnh |
5,63 |
4,78 |
4,51 |
4,37 |
4,06 |
3,89 |
3,95 |
3,97 |
3,82 |
3,70 |
3,43 |
Năm |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Mức điều chỉnh |
3,17 |
2,95 |
2,72 |
2,21 |
2,07 |
1,90 |
1,60 |
1,47 |
1,37 |
1,32 |
1,31 |
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|
Mức điều chỉnh |
1,28 |
1,23 |
1,19 |
1,16 |
1,12 |
1,10 |
1,07 |
1,04 |
1,00 |
1,00 |
|
(2) Hệ số trượt giá thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội:
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
Mức điều chỉnh |
2,21 |
2,07 |
1,90 |
1,60 |
1,47 |
1,37 |
1,32 |
1,31 |
1,28 |
Năm |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
Mức điều chỉnh |
1,23 |
1,19 |
1,16 |
1,12 |
1,10 |
1,07 |
1,04 |
1,00 |
1,00 |
(Cơ sở pháp lý: Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH)
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;
c) Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
...
Như vậy, theo quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Xem thêm
Từ khóa: Hệ số trượt giá BHXH Hệ số trượt giá BHXH là gì Bảng hệ số trượt giá BHXH Hệ số trượt giá Hệ số điều chỉnh tiền lương Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;