Chính thức thay đổi vị trí việc làm công chức theo quy định mới trong trường hợp nào?
Theo quy định mới thì thay đổi vị trí việc làm công chức trong những trường hợp nào?
Chính thức thay đổi vị trí việc làm công chức theo quy định mới trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Bố trí vào vị trí việc làm, thay đổi vị trí việc làm công chức
1. Bố trí vị trí việc làm đối với người trúng tuyển vào công chức
a) Người trúng tuyển vào công chức phải được bố trí vào đúng vị trí việc làm trúng tuyển mà cơ quan tuyển dụng đã thông báo tuyển dụng;
b) Người đứng đầu cơ quan sử dụng có trách nhiệm phân công công việc theo đúng yêu cầu vị trí việc làm tuyển dụng; bồi dưỡng, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức;
c) Người trúng tuyển công chức thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của vị trí việc làm; chấp hành các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của cơ quan; tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động, đạo đức công vụ và các quy định khác của cơ quan.
2. Thay đổi vị trí việc làm đối với công chức
a) Công chức thay đổi vị trí việc làm do được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc do không được xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc do miễn nhiệm, từ chức, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức chuyên môn, nghiệp vụ được bố trí vào vị trí việc làm xếp ngạch khác với ngạch công chức hiện giữ.
Theo đó, thay đổi vị trí việc làm công chức trong những trường hợp sau đây:
- Công chức thay đổi vị trí việc làm do được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc do không được xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc do miễn nhiệm, từ chức, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ được bố trí vào vị trí việc làm xếp ngạch khác với ngạch công chức hiện giữ.
Chính thức thay đổi vị trí việc làm công chức theo quy định mới trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với công chức khi thay đổi vị trí việc làm gồm những gì?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với công chức khi thay đổi vị trí việc làm
1. Đối với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền về công tác cán bộ.
2. Đối với vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ
a) Còn vị trí việc làm phù hợp với tỷ lệ công chức cần bố trí theo vị trí việc làm trong cơ quan sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm thay đổi vị trí việc làm; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật; không đang trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật; không đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
c) Có kết quả thực hiện nhiệm vụ thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và tiến độ của sản phẩm tại vị trí việc làm đảm nhận phù hợp với vị trí việc làm dự kiến bố trí;
d) Có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của bản mô tả, khung năng lực vị trí việc làm dự kiến bố trí.
3. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xây dựng phương án thay đổi vị trí việc làm đối với công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định. Nội dung phương án thay đổi vị trí việc làm bao gồm:
a) Tổng số biên chế được giao, tổng số biên chế có mặt;
b) Tỷ lệ công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số lượng công chức hiện có theo từng vị trí việc làm;
c) Kết quả theo đánh giá, xếp loại hàng năm, kết quả theo dõi, đánh giá thường xuyên của công chức dự kiến bố trí vào vị trí việc làm mới;
d) Số lượng công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn điều kiện để bố trí vào vị trí việc làm mới;
đ) Phương án lựa chọn nếu có số dư.
Theo đó, công chức thay đổi vị trí việc làm cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Đối với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền về công tác cán bộ.
- Đối với vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ
+ Còn vị trí việc làm phù hợp với tỷ lệ công chức cần bố trí theo vị trí việc làm trong cơ quan sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm thay đổi vị trí việc làm; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật; không đang trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật; không đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
+ Có kết quả thực hiện nhiệm vụ thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và tiến độ của sản phẩm tại vị trí việc làm đảm nhận phù hợp với vị trí việc làm dự kiến bố trí;
+ Có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của bản mô tả, khung năng lực vị trí việc làm dự kiến bố trí.
Căn cứ vào đâu để xác định vị trí việc làm công chức?
Căn cứ Điều 23 Luật Cán bộ, công chức 2025 quy định như sau:
Vị trí việc làm công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm:
a) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc; mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số.
2. Vị trí việc làm của công chức bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên gọi vị trí việc làm;
b) Chức vụ, chức danh hoặc ngạch công chức tương ứng;
c) Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm.
3. Phân loại vị trí việc làm:
a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;
b) Vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
4. Chính phủ quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm quyền phê duyệt vị trí việc làm phù hợp với phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, căn cứ xác định vị trí việc làm công chức như sau:
- Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ;
- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc; mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số.
Từ khóa: Thay đổi vị trí việc làm Vị trí việc làm Vị trí việc làm công chức Thay đổi vị trí việc làm công chức Xác định vị trí việc làm Bố trí vào vị trí việc làm
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;