Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cần phải đảm bảo đáp ứng điều kiện gì khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của một bên?
Đối thoại tại nơi làm việc được hiểu như thế nào? Cần phải đảm bảo đáp ứng điều kiện gì khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của một bên?
Đối thoại tại nơi làm việc được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc quy định:
Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Cần phải đảm bảo đáp ứng điều kiện gì khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của một bên?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định về tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên như sau:
Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Như vậy, từ quy định nêu trên thì việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
[1] Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
[2] Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Cần phải đảm bảo đáp ứng điều kiện gì khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của một bên? (Hình từ Internet)
Nội dung đối thoại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 về nội dung đối thoại tại nơi làm việc được quy định như sau:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Theo đó, từ quy định trên thì nội dung đối thoại tại nơi làm việc được quy định như sau:
[1] Nội dung đối thoại bắt buộc khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các Điều 42, Điều 44, Điều 93, Điều104, Điều 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật lao động 2019.
[2] Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều 64 Bộ luật Lao động 2019, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Xem thêm: Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN SỰ. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về email [email protected];
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
(Chinhphu.vn) - Các khoản tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu mà các cầu thủ bóng đá Đội tuyển Việt Nam được nhận sau khi vô địch ASEAN Cup 2024 sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Chức năng của Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm được quy định như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Quốc gia về thông tin và dự báo thị trường lao động được quy định ra sao?
(Chinhphu.vn) - Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 ngày 27/6/2024 quy định hiệu lực sử dụng với giấy phép lái xe được cấp trước 1/1/2025 nếu chưa đổi, cấp lại theo quy định của Luật này.
Thay đổi mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động; Quy định mới về giấy tờ đăng ký thường trú, tạm trú; Các chính sách thuế có hiệu lực từ đầu năm… là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2025.
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?
Làm thế nào để tra cứu phạt nguội tại tra web Cục Đăng Kiểm Việt Nam www.vr.org.vn?
Hút pod phạt bao nhiêu từ năm 2025? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người hút pod là bao lâu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người hút pod không?