Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Bảng lương giảng viên năm 2026 theo Dự thảo Nghị định chính sách tiền lương đối với nhà giáo

Bài viết dưới đây sẽ nêu ra bảng lương giảng viên năm 2026 theo mức tối thiểu mà người đó có thể nhận được theo Dự thảo Nghị định chính sách tiền lương đối với nhà giáo.

Đăng bài: 19:04 24/07/2025

Bảng lương giảng viên năm 2026 theo Dự thảo Nghị định chính sách tiền lương đối với nhà giáo

Bảng lương giảng viên năm 2026 theo Dự thảo Nghị định chính sách tiền lương đối với nhà giáo (Hình từ Internet)

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) đã công bố Dự thảo Nghị định về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, chính sách hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo.

XEM CHI TIẾT: Dự thảo Nghị định về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, chính sách hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo

Tải về

Bảng lương giảng viên năm 2026 theo đề xuất mới của Bộ GDĐT

Dự kiến năm 2026, công thức tính tiền lương giảng viên sẽ được quy định như sau:

Tiền lương = [Hệ số lương được hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung + mức chênh lệch bảo lưu (nếu có)] x Mức lương cơ sở x Hệ số lương đặc thù

Trong đó:

- Hệ số lương và hệ số lương đặc thù: Được xếp lương theo thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng thêm hệ số lương đặc thù tương ứng với chức danh như sau:

Đối tượng áp dụng

Hệ số lương áp dụng

Hệ số lương đặc thù

Giáo sư

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)

1,3

Phó giáo sư

Giảng viên cao cấp

Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)

1,2

Giảng viên chính

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.1 (từ hệ số lương 4,40)

1,3

Giảng viên

Giảng viên cao đẳng sư phạm

Trợ giảng

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34)

 

1,5

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành

Các chức danh tương đương khác

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10)

1,6

- Hệ số phụ cấp chức vụ: Thực hiện theo Điều 7 Dự thảo Nghị định.

- Phụ cấp thâm niên vượt khung: Chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Mức chênh lệch bảo lưu (nếu có): Trường hợp hệ số lương cũ nhân với hệ số lương đặc thù cũ (nếu có) cao hơn hệ số lương mới nhân với hệ số lương đặc thù mới thì nhà giáo được hưởng mức chênh lệch bảo lưu. Mức chênh lệch bảo lưu được xác định như sau:

Mức chênh lệch bảo lưu = [Hệ số lương cũ x hệ số lương đặc thù cũ (nếu có)] – [Hệ số lương mới x hệ số lương đặc thù mới]

- Mức lương cơ sở hiện hành là 2.340.000 đồng/tháng (theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

Dựa theo các nội dung nêu trên, bảng lương giảng viên năm 2026 theo Dự thảo Nghị định chính sách tiền lương đối với nhà giáo như sau:

[1] Đối với Giáo sư

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

6,20

1,3

18.860.400

2

6,56

1,3

19.955.520

3

6,92

1,3

21.050.640

4

7,28

1,3

22.145.760

5

7,64

1,3

23.240.880

6

8,00

1,3

24.336.000

[2] Đối với Phó giáo sư; Giảng viên cao cấp; Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

5,75

1,2

17.409.600

2

6,11

1,2

18.420.480

3

6,47

1,2

19.431.360

4

6,83

1,2

20.442.240

5

7,19

1,2

21.453.120

6

7,55

1,2

22.464.000

[3] Đối với Giảng viên chính; Giảng viên cao đẳng sư phạm chính; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

4,40

1,3

13.384.800

2

4,74

1,3

14.419.080

3

5,08

1,3

15.453.360

4

5,42

1,3

16.487.640

5

5,76

1,3

17.521.920

6

6,10

1,3

18.556.200

7

6,44

1,3

19.590.480

8

6,78

1,3

20.624.760

[4] Đối với Giảng viên; Giảng viên cao đẳng sư phạm; Trợ giảng; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

2,34

1,5

8.213.400

2

2,67

1,5

9.371.700

3

3,00

1,5

10.530.000

4

3,33

1,5

11.688.300

5

3,66

1,5

12.846.600

6

3,99

1,5

14.004.900

7

4,32

1,5

15.163.200

8

4,65

1,5

16.321.500

9

4,98

1,5

17.479.800

[5] Đối với giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành và các chức danh tương đương khác

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

2,10

1,6

7.862.400

2

2,41

1,6

9.023.040

3

2,72

1,6

10.183.680

4

3,03

1,6

11.344.320

5

3,34

1,6

12.504.960

6

3,65

1,6

13.665.600

7

3,96

1,6

14.826.240

8

4,27

1,6

15.986.880

9

4,58

1,6

17.147.520

10

4,89

1,6

18.308.160

Lưu ý: Tất cả các mức lương nêu trên là mức lương tối thiểu có thể nhận được, chưa bao gồm các hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Nguyên tắc trả lương giảng viên năm 2026 dự kiến như thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc trả lương giảng viên năm 2026 dự kiến phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:

- Nhà giáo được bổ nhiệm chức danh nào thì được xếp lương và hưởng hệ số lương đặc thù áp dụng đối với chức danh đó;

- Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ sở giáo dục.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định.

Chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo từ ngày 01/01/2026

Cụ thể tại Điều 23 Luật Nhà giáo 2025 quy định về các chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo từ ngày 01/01/2026 như sau:

- Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập

+ Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;

+ Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;

+ Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.

- Tiền lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

- Nhà giáo công tác ở ngành, nghề có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định của pháp luật và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.

Từ khóa: Lương giảng viên Bảng lương giảng viên năm 2026 Nghị định chính sách tiền lương đối với nhà giáo Chính sách tiền lương Hệ số lương đặc thù

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...