Top những kỹ năng để trở thành Nhà sản xuất phim chuyên nghiệp trong thời đại số?
Cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì để trở thành nhà sản xuất phim chuyên nghiệp?
Hành trình trở thành nhà Sản xuất phim chuyên nghiệp: Cần học gì, làm gì?
Trong thời đại ngày nay khi mà nhà sản xuất phim không chỉ đơn thuần là người bỏ vốn mà còn là người chịu trách nhiệm tổng thể về dự án phim. Để trở thành một nhà sản xuất phim chuyên nghiệp thì cần bắt đầu từ đâu?
Nhà sản xuất phim là người có thể biến ý tưởng thành tác phẩm và dẫn dắt một ekip có hàng chục đến hàng trăm con người. Một nhà sản xuất phim chuyên nghiệp phải là người biết:
- Tìm kiếm và lựa chọn kịch bản sao cho phù hợp;
- Xin tài trợ, làm việc với nhà đầu tư và gọi vốn cho dự án;
- Tuyển chọn đạo diễn, diễn viên và ekip phù hợp;
- Điều phối ngân sách, lịch quay, địa điểm;
- Giải quyết những rủi ro và khủng hoảng phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;
- Làm việc với các đơn vị truyền thông, phát hành và quảng bá dự án.
[1] Cần học gì để có thể theo đuổi nghề sản xuất phim?
Đối với con đường của nghề sản xuất phim thì không có con đường cố định nào, nhưng những kiến thức và kỹ năng sau là nền tảng có thể giúp theo đuổi nghề này, cụ thể như:
Chuyên ngành nên học:
- Sản xuất phim;
- Truyền thông đa phương tiện;
- Quản lý nghệ thuật/sự kiện;
- Quản trị truyền thông;
- Marketing hoặc Kinh doanh.
Kiến thức nền tảng cần có:
- Ngôn ngữ điện ảnh, kịch bản;
- Quản trị dự án;
- Luật, các vấn đề pháp lý liên quan đến phim ảnh;
- Quản lý ngân sách, nhà tài trợ;
- Xu hướng thị trường, tâm lý khán giả.
[2] Cần làm gì để bước chân vào nghề sản xuất phim?
Để có thể trở thành nhà sản xuất phim chuyên nghiệp, bản thân có thể bắt đầu từ những vai trò nhỏ trong đoàn phim để có thể học hỏi và tìm hiểu cách một dự án hoạt động, cụ thể như:
- Trợ lý sản xuất;
- Hậu kỳ;
- Lên kế hoạch lịch quay;
- Phục trách hậu cần, pháp lý;
- Viết thư xin tài trợ hoặc làm truyền thông cho dự án.
Đồng thời, bản thân cũng có thể tự sản xuất các video ngắn, MV hay phim ngắn để có thể học cách lên kế hoạch - tổ chức - kiểm soát ngân sách - kêu gọi cộng tác viên.
[3] Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập của nghề sản xuất phim?
Nhà sản xuất phim có thể làm việc theo các mô hình như: Công ty sản xuất phim, chương trình truyền hình, Agency quảng cáo, Digital Marketing,...
Tùy vào năng lực và quy mô của dự án, thu nhập của nghề sản xuất phim có thể dao động từ vài chục triệu đồng mỗi tháng với vai trò điều hành đơn vị nhỏ cho đến vài trăm triệu hoặc hơn ở mỗi dự án lớn trong lĩnh vực phim điện ảnh, quảng cáo, series truyền hình.
[4] Kỹ năng quan trọng để trở thành nhà sản xuất phim chuyên nghiệp?
Đầu tiên, một nhà sản xuất phim không chỉ sản xuất theo kịch bản có sẵn mà còn phải biết cách nhìn xa trông rộng, đánh giá được tiềm năng thương mại của dự án và sức lan tỏa của nội dung.
Tiếp theo đó, sản xuất phim là quy trình khá phức tạp, có thể kéo dài từ ngày, tháng đến năm. Nhà sản xuất phim cần phải có kỹ năng quản lý dự án và điều phối sản xuất bởi vì nếu không có kỹ năng này thì dự án có thể sẽ bị trễ hạn, đội chi phí hoặc dẫn đến thất bại.
Bên cạnh đó, việc sản xuất phim chính là cầu nối giữa nghệ thuật và thương mại, nhà sản xuất phim chuyên nghiệp sẽ phải làm việc với đạo diễn, biên kịch, nhà đầu tư, ekip, truyền thông hay thậm chí là cả kiểm duyệt. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp và đảm phán chính là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu.
Ngoài ra, mỗi một dự án sản xuất sẽ luôn tìm ẩn những rủi ro như thời tiết, tai nạn hay trễ tiến độ...Nhà sản xuất phim chuyên nghiệp phải có khả năng ra quyết định nhanh và linh hoạt, biết đánh giá tình huống nhanh chóng, biết cân nhắc giữa chi phí - chất lượng - thời gian.
Cuối cùng, sản xuất phim ngày nay không còn là lĩnh vực riêng rạp chiếu mà nó còn gắn chặt với các ứng dụng khác. Nhà sản xuất phim cần phải hiểu biết công nghệ và xu hướng nội dung số, biết sử dụng công cụ sản xuất hiện đại, hiểu được quy trình phát hành phim online, tối ưu hóa việc streaming,...
Trên đây là toàn bộ thông tin về Top những kỹ năng để trở thành Nhà sản xuất phim chuyên nghiệp trong thời đại số? Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Top những kỹ năng để trở thành Nhà sản xuất phim chuyên nghiệp trong thời đại số? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
[1] Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
[2] Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
- Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.
- Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác.
- Tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam; giải thưởng phim và cuộc thi phim cấp quốc gia, quốc tế; liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài.
- Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam.
- Phát triển hoạt động lý luận, phê bình điện ảnh; tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh.
- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia.
- Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường quay phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh.
[3] Nhà nước có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật.
[4] Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 và các hoạt động sau đây:
- Sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật số để phát triển điện ảnh.
- Cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo lãnh, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm bảo hiểm để phát triển điện ảnh.
- Tài trợ, hiến tặng cho hoạt động điện ảnh và quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do tổ chức, cá nhân thành lập.
[5] Chính phủ quy định chi tiết điểm d và điểm e khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022.
Từ khóa: Nhà sản xuất phim Sản xuất phim chuyên nghiệp Phát triển điện ảnh Công nghiệp điện ảnh Chính sách của Nhà nước
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;