Cảnh báo: Tài khoản doanh nghiệp sẽ bị tạm dừng từ 1/7 nếu thiếu sinh trắc học?
Từ 1/7, ngân hàng tạm dừng tài khoản doanh nghiệp chưa xác thực sinh trắc học? Học ngành Tài chính - Ngân hàng ra trường làm gì?
Cảnh báo: Tài khoản doanh nghiệp sẽ bị tạm dừng từ 1/7 nếu thiếu sinh trắc học?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN có quy định cụ như sau:
Sử dụng tài khoản thanh toán
...
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán đảm bảo nguyên tắc:
a) Phạm vi sử dụng và hạn mức giao dịch theo từng đối tượng khách hàng phù hợp với quy định về quản lý rủi ro và thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
b) Có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán;
c) Chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức) với:
(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước của người đó đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(ii) Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
(iii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
(iv) Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;
d) Áp dụng các biện pháp xác thực đối với từng loại giao dịch trong thanh toán bằng phương tiện điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bằng phương tiện điện tử;
đ) Việc sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài và tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định tại Điều này và các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
....
Như vậy, theo quy định trên thì việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, từ ngày 1/7/2025, các tổ chức doanh nghiệp chỉ được thực hiện giao dịch rút tiền, thanh toán bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn tất việc đối chiếu thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp với dữ liệu từ các nguồn xác thực chính thức.
Cụ thể, dữ liệu sinh trắc học phải được xác thực qua một trong các hình thức sau:
- So khớp với dữ liệu sinh trắc học lưu trên thẻ căn cước công dân có mã hóa, được xác thực là do cơ quan Công an cấp, hoặc thông qua tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia tạo lập;
- Được thu thập trực tiếp trong trường hợp người đại diện là người nước ngoài hoặc người gốc Việt chưa xác định quốc tịch;
- Được kiểm tra và khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học đã lưu trên thẻ căn cước công dân có chip, hoặc từ hệ thống định danh điện tử;
- Được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin mã hóa.
- Thực hiện quy định trên, nhiều ngân hàng đã phát đi thông báo yêu cầu khách hàng là tổ chức phải cập nhật thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp trước ngày 1/7/2025. Nếu không thực hiện đúng hạn, ngân hàng sẽ buộc phải tạm dừng chức năng chuyển tiền, rút tiền trên dịch vụ ngân hàng điện tử của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và bảo mật tài khoản.
Để tránh gián đoạn trong giao dịch, các ngân hàng khuyến nghị khách hàng tổ chức nhanh chóng cập nhật thông tin sinh trắc học qua ứng dụng ngân hàng (nếu có hỗ trợ) hoặc trực tiếp tại chi nhánh, phòng giao dịch. Việc chủ động cập nhật sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động tài chính thông suốt và an toàn.
Cảnh báo: Tài khoản doanh nghiệp sẽ bị tạm dừng từ 1/7 nếu thiếu sinh trắc học?
Học ngành Tài chính - Ngân hàng ra trường làm gì?
Học ngành ngân hàng (tên đầy đủ thường là Tài chính - Ngân hàng) sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán và quản lý. Dưới đây là các công việc tiêu biểu:
[1] Làm việc tại ngân hàng (thương mại, nhà nước, nước ngoài)
Giao dịch viên (Teller): Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, chuyển tiền, mở tài khoản, phát hành thẻ...
Chuyên viên tín dụng: Tư vấn, thẩm định và quản lý các khoản vay cho cá nhân, doanh nghiệp.
Chuyên viên thanh toán quốc tế: Xử lý các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chuyển tiền quốc tế...
Chuyên viên khách hàng cá nhân/doanh nghiệp: Quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng, bán sản phẩm tài chính.
Chuyên viên kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro: Kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ đảm bảo tuân thủ quy định.
[2] Làm việc tại các tổ chức tài chính khác
Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm: Làm các công việc liên quan đến thẩm định tín dụng, phân tích tài chính, quản lý rủi ro...
Công ty chứng khoán, quỹ đầu tư: Làm chuyên viên phân tích đầu tư, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục...
[3] Làm việc trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán
Kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ tại doanh nghiệp hoặc công ty kiểm toán.
Chuyên viên tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, quản lý dòng tiền.
[4] Làm việc tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước
Tham gia vào quá trình xây dựng chính sách tiền tệ, giám sát hệ thống ngân hàng và hoạt động thanh tra.
[5] Tiếp tục học lên cao hoặc làm giảng viên
Sau khi học xong đại học, có thể học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành tài chính, ngân hàng, hoặc trở thành giảng viên đại học, cao đẳng nếu có đủ năng lực và điều kiện.
Từ khóa: Sinh trắc học Tài khoản doanh nghiệp Tài khoản thanh toán Dữ liệu sinh trắc học Sử dụng tài khoản thanh toán
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;